Muốn khỏe mạnh, trường thọ hãy ăn uống theo cách này bạn nhé!

Chế độ dinh dưỡng bất hợp lý là một yếu tố dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng của phần lớn các bệnh.

TS. BS. Đỗ Thị Phương Hà, Trưởng Khoa dinh dưỡng cộng đồng - Viện dinh dưỡng Quốc gia chỉ ra những cách ăn uống để đảm bảo sức khỏe

Chỉ nên ăn hơn 50% tinh bột trong khẩu phần

Năng lượng từ ngũ cốc tinh bột chỉ nên chiếm 55-67 % ( tổng năng lượng khẩu phần, phần còn lại do các chất béo cung cấp chiếm 20-25% và phần còn lại 13-20% là từ chất đạm

Ăn phối hợp thực phẩm giàu đạm

Nhóm thực phẩm giàu đạm cung cấp các thành phần thiết yếu để xây dựng nên cơ thể, đảm bảo cơ thể tăng trưởng và duy trì nhiều hoạt động sống và tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật.

Cần ăn phối hợp cả thực phẩm giàu đạm động vật từ các loài gia súc, gia cầm, hải sản và đạm thực vật từ các loại đậu, đỗ…

Không nên ăn nhiều thịt đỏ

Các loại thịt đỏ (như thịt lợn thịt bò …) có nhiều sắt giúp phòng chống thiếu máu thiếu sắt đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ phụ nữ có thai và phụ nữ tuổi sinh đẻ. Tuy nhiên, ăn nhiều thịt đỏ lại làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch ung thư gout… do có chứa nhiều cholesterol nhân purin … vì vậy  không nên ăn nhiều.

Tăng cường ăn thịt gia cầm

Nên tăng cường ăn thịt gia cầm (như gà, vịt, ngan, chim…) và  ăn ít nhất 3 bữa cá mỗi tuần.

Ăn các loại cá

Các loại cá nhỏ nấu nhừ ăn cả xương, tôm và tép ăn cả vỏ và cua là nguồn cung cấp canxi tốt cho cơ thể.

Ăn các loại hạt

Các loại hạt đậu, đỗ cũng là nguồn đạm thực vật tốt, cung cấp một số acid amin thiết yếu mà đạm động vật thường có ít. Mỗi người trưởng thành có mức lao động trung bình nên ăn 5-6 đơn vị ăn thực phẩm giàu đạm mỗi ngày. (Mỗi đơn vị ăn tương đương 4 miếng thịt lợn (31g), nửa khúc cá (35g) , một quả trứng (47g), một bìa đậu phụ (58g).

Hạn chế ăn mỡ động vật

Mỡ động vật thường chứa nhiều chất béo bão hòa nên hạn chế ăn. Tuy nhiên mỡ cá và mỡ gia cầm có nhiều chất béo chưa bão hòa, đặc biệt omega 3, 6, 9  có lợi cho sức khỏe   Các loại dầu thực vật cũng thường có nhiều chất béo chưa bão hòa nên có tác dụng tốt cho tim mạch và được khuyến khích tiêu thụ như dầu đậu nành dầu mè dầu hướng dương, dầu hạt cải…

Ăn nhiều rau, quả

Nhóm rau quả cung cấp vitamin và khoáng chất giúp cơ thể phát triển ở trẻ nhỏ  và làm cho cơ thể khỏe mạnh, chống lại bệnh tật ở mọi lứa tuổi. Các loại rau lá màu xanh sẫm và các loại rau, quả màu vàng, đỏ là nguồn cung cấp vitamin A giúp sáng mắt, tăng sức đề khángchất sắt giúp chống thiếu máu thiếu sắt giúp tăng trưởng và phát triển tốt.

Bên cạnh đó rau, quả còn chứa nhiều chất xơ và các chất chống oxy hóa nên có tác dụng nâng cao sức khỏe và phòng chống các bệnh mạn tính không lây.

Các loại gia vị mặn và đồ ngọt  cần  hạn chế tiêu thụ. Ăn thừa muối làm tăng nguy cơ tăng huyết áp tai biến mạch máu não nhồi máu cơ tim ung thư dạ dày loãng xương sỏi thận

Uống đủ nước

Uống đủ nước sạch hàng ngày (1,5-2,5 lít) cũng cần thiết để có cơ thể khỏe mạnh, nhất là trong những ngày nắng nóng. Cần hạn chế và không lạm dụng rượu bia…

Những thực phẩm dưới đây rất quen thuộc, nhưng nếu ăn không đúng cách thì hậu quả mà chúng đem lại khôn lường.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật