Trị chứng hôi miệng và răng ố vàng giúp bạn luôn tự tin với nụ cười xinh

Súc miệng sau khi uống trà, cà phê và các loại thực phẩm khác khiến răng dễ bị đổi màu, lấy cao răng định kỳ.

1. Hôi miệng

Hôi miệng không phải là bệnh trầm trọng nhưng ảnh hưởng nhiều tới nếp sống và tâm lý.

Có nhiều lý do khiến miệng hôi hoặc hơi thở khó chịu:

- Trong miệng: Khi thức ăn sót lại trong miệng hay giữa các kẽ răng, bị vi khuẩn phân hóa, sẽ tạo ra mùi hôi; đồng thời tạo nên bệnh viêm lợi; răng sâu, lỗ sâu, thuận tiện cho vi khuẩn trú ẩn, tăng sinh.

Cao răng là môi trường tốt cho vi khuẩn tác dụng vào và đưa đến hôi miệng Lưỡi bị viêm là nơi mảnh vụn thực phẩm dễ dính lại và là môi trường tốt cho vi khuẩn phân hủy protein tạo ra mùi hôi. Miệng khô khi nước bọt giảm trên 50% mức độ bình thường.

Nước bọt có nhiệm vụ giữ miệng ẩm, giúp tiêu hóa thực phẩm giảm các thay đổi về tính axit trong miệng và tiêu hóa tinh bột Khi tính axit miệng cao thì vi khuẩn tăng sinh nhiều hơn. Khô miệng có thể là do tuyến nước bọt kém hoạt động, liệt dây thần kinh số VII, thở bằng miệng, tuổi già, thiếu sinh tố mãn kinh hoặc trong các bệnh tổng quát như tiểu đường thiếu hồng cầu…

Ngoài ra, một số dược phẩm như thuốc hạ huyết áp thuốc an thần thuốc chống dị ứng trầm cảm tâm thần phân liệt, amphetamine thuốc lợi tiểu cũng làm giảm nước bọt trong miệng.

- Một số bệnh về bộ máy hô hấp như: Viêm xoang viêm amidan

- Dạ dày: Khi có rối loạn về sự co bóp của dạ dày thực phẩm chậm tiêu hóa như mỡ béo ở lâu trong dạ dày bị lên men cũng tạo ra mùi hôi, hở van tâm vị dạ dày…

Bệnh nhân nên đi khám để tìm nguyên nhân gây hôi miệng và điều trị theo nguyên nhân sẽ đạt kết quả tốt.

2. Răng ố vàng

Răng ố vàng là tình trạng răng không còn sáng bóng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Các nguyên nhân gây răng bị ố vàng bao gồm:

- Vệ sinh răng miệng: Đây là một trong những lý do phổ biến nhất gây vàng răng. Rất nhiều người không có thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên cho đến khi trưởng thành. Khi không chải răng sạch sẽ, một lớp màu vàng mỏng bắt đầu bám vào răng và dần dần răng ngả sang màu vàng.

- Thức ăn: Ăn các thực phẩm hay uống các loại đồ uống có chứa nhiều đường hoặc uống nhiều cà phê không chỉ làm vàng răng mà còn dẫn đến sự đổi màu của răng dưới dạng đốm và vết bẩn.

Ngoài ra hút thuốc lá cũng làm răng đổi màu ngay cả khi bạn chải răng miệng thường xuyên, các chất hóa học trong nicotine phá vỡ lớp màng bảo vệ men răng dẫn đến hàm răng vàng.

- Bệnh: các bệnh nhiễm trùngnướu răng có thể lây sang các răng khỏe khác, đồng thời làm xói mòn men răng dẫn đến vàng răng.

- Quá nhiều flour: Flour rất cần thiết để ngăn chặn răng khỏi bị sâu bằng cách làm cho quá trình suy nhược men chậm lại và tăng cường quá trình bù khoáng tự nhiên khi axit ăn mòn men răng. Tuy nhiên, quá nhiều flour cũng có thể gây ra hiện tượng vàng răng.

- Tuổi: Khi tuổi ngày một tăng lên, lớp màng bảo vệ của răng bị mòn để lộ hàm răng đổi màu. Lúc này, mỗi lần răng được tiếp với thức ăn, vết bẩn sẽ dễ dàng thấm sâu vào men răng. Thực tế, khó có thể tránh được vàng răng do tuổi tác.

- Thuốc: Hầu hết trẻ em đều uống nhiều thuốc kháng sinh và đây chính là một nguyên nhân làm vàng răng ở trẻ nhỏ thuốc chống rối loạn thần kinhkháng sinh trị dị ứng làm răng đổi sang màu vàng. Chữa bệnh bằng biện pháp hóa học là một nguyên nhân dẫn đến vàng răng.

- Di truyền: Một số người có hàm răng vàng là do yếu tố di truyền. Có một số bệnh nhiễm trùng khi mang thai cũng có thể gây ra vàng răng ở trẻ sơ sinh trong quá trình mọc răng của bé.

Cách phòng ngừa răng bị ố vàng:

 

- Giữ gìn vệ sinh răng miệng thật tốt, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa để bảo vệ kẽ răng. Súc miệng sau khi uống trà, cà phê và các loại thực phẩm khác khiến răng dễ bị đổi màu, lấy cao răng định kỳ.

- Trường hợp men răng không khắc phục được, có thể trám thẩm mỹ nhóm răng cửa bằng composite hoặc làm chụp răng thẩm mỹ bằng sứ không kim loại.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật