Nguyên nhân từ 7 lý do khiến cơ thể bạn luôn trong trạng thái mệt mỏi

Cơ thể thường mệt mỏi vì phải làm việc, học tập hay hoạt động suốt cả ngày. Nhưng bên cạnh đó, sự mệt mỏi mọi lúc và kéo dài có thể còn do chính những bệnh lý hay tâm trạng của bản thân.

Trầm cảm và chán nản

Trầm cảm không chỉ làm cho bạn cảm thấy xuống tinh thần mà còn có thể gây ra một loạt các triệu chứng thể chất bao gồm nhức đầu đau nhức và mệt mỏi mạn tính. Nếu bạn đã có những hoạt động tích cực để giúp thoát khỏi sự chán nản nhưng bạn vẫn rất mệt mỏi trong nhiều tuần và cảm thấy buồn hoặc thất vọng, hoặc không quan tâm đến những điều bạn từng thích là lúc bạn nên đến gặp bác sĩ tâm lý của mình.

Lo lắng hoặc căng thẳng

Lo lắng là một nguyên nhân thường gặp của sự mệt mỏi, đặc biệt nếu những lo lắng này khiến bạn không ngủ vào ban đêm hoặc khiến bạn thức dậy sớm vào hôm sau. Theo TS. Marieke Reddingius - một bác sĩ gia đình ở Đông Sussex, Anh thì khi bạn cảm nhận được nguy hiểm, cơ thể bạn sẽ phản ứng bằng cách tăng nhịp tim và giải phóng adrenalin giúp bạn tránh khỏi hoặc chống lại mối đe dọa này. Khi bạn đang lo lắng, cơ thể sẽ ở trong một chu trình vĩnh viễn của sự thiếu adrenalin dẫn đến cảm giác kiệt sức

Thiếu sắt

Thiếu máu do thiếu sắt là một trong những lý do y học phổ biến nhất cho chứng mệt mỏi, đặc biệt ở phụ nữ mang thai Các triệu chứng khác có thể là đau cơ tim đập nhanh và thở dốc. Sắt là thành phần cần thiết để tạo hemoglobin - chất làm cho máu đỏ và mang oxy cung cấp cho cơ thể. Ngay cả khi bạn không bị thiếu máu chất sắt thấp cũng có thể khiến bạn cảm thấy thiếu năng lượng. Lựa chọn tốt để bổ sung sắt là thịt nạc gan trứng các loại ngũ cốc hoặc bánh mì bổ sung chất sắt… BS. Reddingius khuyên không nên uống trà trong 30 phút trước hoặc sau khi ăn nhưng lại nên ăn hoặc uống đồ uống chứa vitamin c vì giúp cho việc hấp thụ sắt dễ dàng hơn.

Thiếu vitamin B12

Thiếu vitamin B12 cũng có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Các triệu chứng khác của thiếu hụt B12 là yếu cơ thị lực kém, lưỡi đau và đỏ loét miệng có vấn đề về trí nhớtrầm cảm TS. Reddingius cho biết, trong hầu hết các trường hợp, thiếu vitamin B12 là do bệnh thiếu máu ác tính nơi mà hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào khỏe mạnh trong dạ dày ngăn cơ thể bạn hấp thụ vitamin B12 từ thực phẩm bạn ăn. Một số loại thuốc như thuốc chống co giật và bơm proton cũng có thể ảnh hưởng đến việc hấp thu vitamin của cơ thể. Bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt vì một số vấn đề gây ra bởi tình trạng thiếu vitamin B12 sẽ trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị.

Thiếu vitamin D

Vitamin D rất quan trọng đối với xương và răng nhưng sự thiếu hụt vitamin này còn liên quan tới nhiều vấn đề khác, từ bệnh tim và chứng trầm cảm sang hội chứng mệt mỏi mạn tính. Mặc dù cơ thể được cung cấp vitamin D từ chế độ ăn hàng ngày trong thực phẩm như dầu cá trứngngũ cốc nhưng cơ thể vẫn cần tiếp xúc với ánh sáng mặt trời để sản xuất đủ lượng vitamin D cần thiết. Tốt nhất, bạn nên tắm nắng ít nhất 20 phút mỗi ngày. Nếu không thể hoặc trong những tháng mùa đông, hãy cân nhắc bổ sungvitamin D với canxi để giúp giữ xương chắc khỏe và cơ thể không bị mệt mỏi.

Sau khi nhiễm virut

Hội chứng mệt mỏi sau khi nhiễm virut (PVFS) có thể xảy ra sau khi bị cúm hoặc bị bệnh sốt tuyến, còn gọi là tăng bệnh cầu đơn nhân do nhiễm khuẩn Những người bị bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi mạn tính, đau cơ giảm cân nôn mửa tiêu chảy sốt hoặc ớn lạnh đau ngực và thở dốc. Trong những trường hợp cực đoan, sự mệt mỏi do virut sau đột quỵ có thể biến thành hội chứng mệt mỏi mạn tính (CFS).

Bệnh sốt tuyến

Khi mắc bệnh này, người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, sốt đau họng nghiêm trọng và sưng cổ. Đây là một bệnh nhiễm trùng thông thường có liên quan đến lứa tuổi teen và người trưởng thành trẻ tuổi do virut Epstein-Barr (EBV). EBV được tìm thấy trong nước bọt của người bị bệnh và có thể lây lan qua hôn hắt hơi và ăn chung đồ dùng. Mệt mỏi do bệnh sốt tuyến kéo dài trong vòng 3-4 tuần, nhưng đôi khi có thể kéo dài hàng tháng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật