Nhiễm sán máng vì thói quen tắm ao hồ ở nhiều vùng quê

Sán máng xâm nhập cơ thể qua da khi con người hoạt động dưới nước. Đặc biệt, ở các vùng nông thôn, dễ mắc bệnh sán máng do tắm, ngâm mình ở sông, hồ, ao hoặc lội ruộng.

Nhiều nghiên cứu cho biết: loại sán máng Schitosoma mekongi thường gây bệnh cho cư dân ở lưu vực sông Mekong như Thái Lan, Lào, Campuchia và có khả năng gây bệnh ở Việt Nam. Khi vào cơ thể, sán máng và trứng sán ký sinh rồi gây bệnh ở ruột gan phổi tim não thận bàng quang có thể gây tử vong trẻ em bị nhiễm sán là một nguyên nhân gây suy dinh dưỡng và chậm lớn.

Vì sao mắc bệnh sán máng?

Ở người, sán trưởng thành ký sinh ở đoạn ruột cuối hay ở bàng quang trứng sán thải theo phân và nước tiểu ra ngoài, khi gặp nước ngọt nở ra ấu trùng. Ấu trùng xâm nhập vào ốc rồi phát triển thành vĩ ấu trùng, bơi ra khỏi ốc vào nước. Từ nước, vĩ ấu trùng xâm nhập qua da vào cơ thể người. Tuy nhiên, khi ở dưới nước, con người cũng có thể nhiễm vĩ ấu trùng qua niêm mạc mắt, mũi, miệng... nếu để nước xâm nhập các cơ quan này. Sau khi vào cơ thể người, vĩ ấu trùng trở thành ấu trùng đi vào gan và trưởng thành tại đây. Vài tuần sau, sán trưởng thành giao phối rồi di chuyển đến đoạn cuối của các tĩnh mạch cửa đẻ trứng. Một số trứng đi vào lòng ruột hoặc bàng quang và được thải ra ngoài theo phân hoặc nước tiểu. Một số trứng khác bị mắc lại trong thành ruột hay thành bàng quang. Có một số trứng theo máu đến gan, phổi và các cơ quan khác của cơ thể.

Các biểu hiện nhiễm sán 

Một người bị nhiễm sán máng có thể có các biểu hiện như sau:

Viêm da do vĩ ấu trùng: vĩ ấu trùng xâm nhập vào da, gây nổi mẩn đỏ, ngứa, ban xuất huyết ban dát và sẩn kéo dài tới 5 ngày. Bệnh viêm da do vĩ ấu trùng thường gặp ở  vùng nước ngọt hoặc nước lợ, do sự xâm nhập của ấu trùng sán máng của chim. Đặc điểm là loại sán này không phát triển tới sán trưởng thành ở người và không gây bệnh ở  nội tạng

Bệnh sán máng cấp tính hay sốt Katayama: là phản ứng quá mẫn của cơ thể bệnh nhân với sán máng đang phát triển. Tiến triển của bệnh từ nhẹ đến rất nặng, có thể gây tử vong. Sau khi nhiễm sán, thời gian ủ bệnh từ 2 - 7 tuần, bệnh nhân bắt đầu sốt, mệt, mẩn đỏ, đi tiêu lỏng có thể lẫn máu đau cơ ho khan Sau đó, các triệu chứng sẽ hết trong 2 - 8 tuần.

 Bệnh sán máng mạn tính: sau khi nhiễm bệnh từ 6 tháng đến vài năm, bệnh nhân có các triệu chứng: tiêu chảy đau bụng đi ngoài thất thường, phân lẫn máu gan to và chắc lách to Bệnh diễn tiến trong 5 - 15 năm hoặc lâu hơn với các triệu chứng: chán ăn gầy sút mệt mỏi u ruột dạng polyp có các dấu hiệu tăng áp lực tĩnh mạch cửa và mạch phổi; viêm cầu thận Tổn thương hệ tiết niệu với biểu hiện: đái rắt, đái buốt, đái máu cuối bãi và protein niệu. Bệnh nhân có thể có polyp trong bàng quang viêm bàng quang, viêm đài thận, bể thận sỏi thận ứ nước thận, tắc niệu quản suy thận và tử vong. Có khi thấy tổn thương nặng ở gan phổi, sinh dục ung thư bàng quang. 

Các biểu hiện tổn thương khác gồm: có ổ loét sùi u hạt tổ chức xơ ở thành ruột, thành bàng quang. Trứng sán trong gan gây xơ rìa tĩnh mạch cửa tăng áp lực tĩnh mạch cửa tắc nghẽn mạch máu do trứng, viêm nội mạch, tăng áp lực mạch phổi... Xơ gan, lách to vàng da cổ trướng hôn mê gan. Có bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch cổ và phù do suy tim phải. Hẹp đại tràng các ổ sùi u hạt polyp đại tràng với biểu hiện: đi tiêu chảy phân lẫn máu thiếu máu ngón tay dùi trống.

Bệnh sán máng cần phân biệt với lỵ amip lỵ trực khuẩn hoặc các bệnh tiêu chảy và lỵ. Trong vùng có bệnh sán máng cần phân biệt với ung thư đường niệu nhiễm khuẩn tiết niệu

Chữa bệnh sán máng có khó không?

Khi đã phát hiện nhiễm sán máng, cần sử dụng các thuốc theo chỉ định của bác sĩ thuốc có thể dùng là: praziquantel, oxamniquin, metrifonat... Sau một đợt điều trị, phải xét nghiệm định kỳ để theo dõi từ 3 tháng đến 1 năm xem bệnh nhân có còn thải trứng sán không. Nếu còn thấy trứng sán, phải điều trị một đợt tiếp.

Lời khuyên của thầy thuốc

Căn cứ vào chu trình gây bệnh của sán máng, chúng ta có thể phòng tránh bệnh bằng cách thực hiện các biện pháp: phát hiện và điều trị sớm cho bệnh nhân để tránh lây lan cho người khác. Do vậy, bệnh sán máng đặc biệt ảnh hưởng đến các đối tượng: người làm  nông nghiệp và nghề cá phụ nữ làm việc gia đình ở trong nước như giặt quần áo... Vệ sinh kém và thói quen tắm ngâm mình dưới nước của trẻ em làm cho trẻ em là nhóm đặc biệt dễ bị bệnh. Ở các vùng nông thôn, cần điều trị đại trà cho trẻ em để loại trừ bệnh, đồng thời làm giảm nguy cơ gây ra các tổn thương nặng ở các cơ quan nội tạng Người lớn khi phải lao động ở dưới nước cần đeo xà cạp chân, tay để tránh vĩ ấu trùng xâm nhập qua da. Mọi người cả người lớn và trẻ em không nên tắm sông, suối, ao, hồ hoặc ngâm mình lâu dưới nước để hạn chế bị nhiễm vĩ ấu trùng sán qua da và niêm mạc miệng mũi, mắt. Không bón phân tươi và nước tiểu ra đồng ruộng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật