Trời rét chui vào chăn cả tiếng mà chân tay vẫn lạnh cóng, chỉ cần làm theo 9 cách này cơ thể ấm ngay lập tức, khí huyết lưu thông ngủ ngon tới sáng

Các mẹ mùa đông có bị lạnh tay, lạnh chân không ạ? Em mặc rõ ấm, mấy áo mấy quần liền mà chân tay cứ lạnh toát. Thậm chí đi ngủ, đắp chăn mà chân vẫn cứ lạnh cóng cơ. Thọc chân vào chồng mà lão ấy rú lên giật bắn cả mình.

Hôm trước đưa con đi khám, tiện thể em hỏi bác sỹ luôn. Ông ấy mới giải thích cho em biết, lại còn nhiệt tình căn dặn đủ thứ, từ các cách bổ sung chất cho cơ thể đến những bài thuốc dân gian giúp làm ấm chân tay. Về nhà em thực hiện ngay theo, đúng là hiệu quả quá các mẹ ạ. Để em chia sẻ cho mọi người biết nhé, ai gặp tình trạng giống em thì tham khảo nha:

Nguyên nhân khiến chân tay bị lạnh là do:

Chân tay lạnh có thể do hệ tuần hoàn không ổn định

Chân tay lạnh có thể do hệ tuần hoàn không ổn định

- hệ tuần hoàn trong cơ thể bị “trục trặc”: Khả năng hoạt động của tim cũng giảm đi đáng kể. Quá trình lưu thông máu trong cơ thể không được duy trì ổn định. Lượng máu đưa về bàn chân bàn tay không được cung cấp đầy đủ. Ngoài ra, những ngườimắc bệnh thiếu máu cũng mắc chứng tay chân lạnh do lượng hồng cầu trong máu hạ thấp. Biểu hiện rõ nhất là gan bàn chân, tay luôn ở trong trạng thái lạnh ngắt cho dù là trời nóng hay lạnh.

- khí huyết không lưu thông: Nhiệt độ ngoài trời hạ thấp làm các thành mạch co lại. Khí huyết không được lưu thông dễ dàng có thể dẫn tới tình trạng tắc nghẽn mạch. Khả năng hoạt động của ganthận cũng bị ảnh hưởng.

- Sự thay đổi các hoocmôn, đặc biệt là các hoocmôn sinh sản: Chính vì vậy mà nữ giới dễ mắc bệnh hơn nam giới. Cơ thể nữ giới vào kỳ kinh nguyệt bị mất một lượng máu khá lớn khiến nhiệt độ cơ thể có thể giảm đi đôi chút.

- Các yếu tố bệnh tật: Những người có tiền sử mắc các bệnh như: tim mạch viêm tĩnh mạch tắc mạch máu thường bị chân tay lạnh. Ngoài ra căng thẳng mệt mỏi cũng có thể làm chứng bệnh này thêm nặng.

Bị lạnh chân tay có nguy hiểm không?

- Đa số các trường hợp chân tay vào đông đều không đáng ngại. Tuy nhiên, nếu lạnh bàn tay, chân kèm theo hiện tượng rụng tóc nhiều và mất trí nhớ có thể do giảm hoạt động tuyến giáp; còn nếu có cảm giác tê buốt và như bị kim châm thì đó là biểu hiện của thiếu vitamin B12. Bạn có thể thử máu để xác định 2 nguyên nhân trên và có phương pháp điều trị thích hợp.

- Một trường hợp khác, nếu chân tay lạnh giá kèm theo đau buốt hoặc đầu ngón tay chân chuyển sang màu trắng, nên nghĩ đến bệnh viêm tĩnh mạch tắc mạch máu, như vậy sẽ nghiêm trọng và cần khám bệnh cho chính xác.

Cách trị chân tay lạnh:

Tập thể dục buổi sáng giúp tránh bị chứng chân tay lạnh mùa đông

Tập thể dục buổi sáng giúp tránh bị chứng chân tay lạnh mùa đông

- Giữ ấm cơ thể và không mặc quần áo chật để khí huyết còn lưu thông.

- Tập thể dục buổi sáng đẩy mạnh tuần hoàn máu và sự trao đổi chất giúp tăng cường khả năng điều tiết nhiệt độ cơ thể.

- Bổ sung vitaminthực phẩm cần thiết: Bổ sung những đồ có chứa nhiều calo giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể để sản sinh ra nhiệt lượng sưởi ấm cơ thể. Bổ sung Multi-vitamin bằng cách chọn những thực phẩm giàu niacin, giúp giãn mạch máu tăng lưu lượng máu tuần hoàn, bổ khí huyết... Ví dụ như cá thu trứng sữa thị bò, thịt lợn, bơ, các loại ngũ cốc hạt, bí đỏ….

- Đừng quên uống nhiều nước camvitamin C làm tăng khả năng của cơ thể hấp thụ các loại sắt trong những thực phẩm mình ăn uống

- Cách tắm giữ nhiệt: Mẹo nhỏ dân gian là đập dập 1 nhánh gừng cho vào nước tắm, giúp thúc đẩy lưu thông máu, giữ ấm cơ thể.

- Massage: Dùng tinh dầu tràm tinh dầu khuynh diệp… để massage bàn chân, bàn tay, giúp thúc đẩy lưu thông máu ở bàn tay, bàn chân.

- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để máu được lưu thông tốt hơn tới tay và chân.

- Tránh cà phê và các sản phẩm có chứa cafein: Vì chúng làm teo mạch máu và có thể cản trở sự lưu thông máu của cơ thể. Tránh xa rượu nóng, sự "nóng lên" của rượu có hiệu lực chỉ là tạm thời và sau đó sẽ làm giảm nhiệt độ cơ thể của bạn.

- Bổ sung chất sắt: Thiếu sắt có thể làm thay đổi sự chuyển hóa hoóc môn tuyến giáp ảnh hưởng đến sự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Vì vậy, hãy bổ sung các nguồn sắt cho cơ thể từ ngao đậu phụ kem của lúa mì ngũ cốc thịt gia cầm, cá, thịt nạc đỏ đậu lăng và các loại rau lá xanh.

2 bài thuốc dân gian giúp làm ấm chân tay:

Sử dụng gừng cũng là cách để chân tay không bị lạnh mùa đông

Sử dụng gừng cũng là cách để chân tay không bị lạnh mùa đông

- Ngâm chân bằng gừng: Dùng khoảng 20-30gam gừng tươi đập dập, cho vào khoảng nửa nồi nước, thêm ít muối, đậy kín vung để tránh làm bay hơi một số chất trong gừng, đun sôi trong khoảng 10 phút. Đổ toàn bộ nước và gừng đã đun vào chậu pha thêm nước lạnh khoảng 40 độ là ngâm được.

Không nên ngâm ngập mắt cá chân sẽ không tốt, thậm chí có thể khiến cho bệnh còn nặng hơn. Nếu mọi người đều đặn ngâm chân với gừng sẽ giúp cải thiện đáng kể chứng lạnh tay chân.

- Ngâm chân ngải cứu giúp phục hồi dương khí, giải hàn, giảm tình trạng tay chân lạnh. Các mẹ dùng khoảng 30-50gam ngải cứu tươi, cho vào nửa nồi nước đậy vung kín đun sôi khoảng 10 phút, sau đó đổ cả lá và nước pha thêm nước cho nhiệt độ khoảng 40 độ thì ngâm hai chân vào. Chú ý cũng không được ngâm quá mắt cá chân nhé.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật