Cẩn trọng viêm đường tiết niệu khi mang thai, các bà bầu nên lưu ý
Thực phẩm là "thuốc độc" đối với thận, ngon đến mấy cũng nên hạn chế khi ăn
3 thói quen xấu nhiều người thường làm trước khi đi ngủ đang âm thầm hủy hoại thận của họ
Bất cứ bộ phận nào trong hệ tiết niệu đều có thể bị nhiễm khuẩn kể từ thận niệu quản bàng quang và niệu đạo Các ổ nhiễm khuẩn có thể phát hiện sớm trước lúc mang thai hoặc song song trong suốt thai kỳ Điều đặc biệt lưu ý là phụ nữ có thai bị viêm đường tiết niệu có thể gây đẻ non sảy thai nhiễm khuẩn sơ sinh… Vì vậy, người bệnh cần được chẩn đoán và điều trị sớm để tránh những biến chứng khôn lường.
Nguyên nhân nào gây viêm tiết niệu?
Viêm đường tiết niệu là bệnh do vi khuẩn điển hình là E.coli và vi trùng gây nên. Ngoài ra, cấu tạo giải phẫu của hệ tiết niệu cũng như tính chất nghề nghiệp và lối sống không hợp lý cũng là nguyên nhân gây bệnh Ở phụ nữ niệu đạo ngắn hơn nam giới, âm đạo và hậu môn tương đối gần nhau và nằm trên cùng một bình diện, do đó dễ bị lây nhiễm bệnh lý từ bộ phận này qua bộ phận kia. Ngoài ra, còn do các nguyên nhân sau:
Nhịn tiểu quá lâu: Khi nhịn tiểu quá lâu sẽ làm cho viêm nhiễm tăng lên gấp nhiều lần.
Do thói quen sinh hoạt như mang giày cao gót thường xuyên làm ảnh hưởng đến xương hông và xương sống khiến tiểu tiện không đều, dễ bị viêm nhiễm đường tiết niệu.
Đang mang thai: Do thay đổi cấu trúc của xương chậu khi mang thai phụ nữ mang thai cũng bị mất nhiều nước hơn bình thường, giảm số lần đi tiểu là một trong những nguyên nhân để các vi khuẩn gây viêm nhiễm hoành hành.
Do rối loạn thần kinh có chức năng kiểm soát bàng quang và một số loại thuốc uống cũng dễ khiến nữ giới bị viêm đường tiết niệu.
Phụ nữ bị tiểu đường đặc biệt những người bị tiểu đường không kiểm soát được cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.
Cấu tạo hệ tiết niệu ở nữ giới.
Dấu hiệu nhận biết
Khi bị mắc bệnh, người bệnh lúc nào cũng có cảm giác nóng rát khi tiểu tiện, đái rắt, đái buốt, đái khó, đôi khi ra máu (lượng nước tiểu ít và bắt sản phụ phải rặn tiểu trong mỗi lần tiểu tiện). Bệnh nhân sẽ có hiện tượng sốt đau ở lưng, hông, dưới sườn và nôn ói khi có biểu hiện nhiễm khuẩn. Xét nghiệm cặn lắng nước tiểu: thấy chứa các tế bào mủ, vi khuẩn, hồng cầu nhiều trên vi trường.
Biến chứng nguy hiểm của viêm đường tiết niệu nếu không được chữa trị kịp thời.
Viêm thận, bể thận cấp; Áp-xe quanh thận; Nhiễm khuẩn huyết; Suy thận cấp..., trong đó viêm bể thận là hay gặp hơn cả. Đây là hình thái nặng của nhiễm khuẩn đường tiết niệu đối với thai kỳ hay gặp vào 20 tuần lễ sau của thai nghén nguyên nhân hay gặp là do nhiễm khuẩn tiết niệu từ dưới ngược dòng lên trên (theo niệu quản). Về lâm sàng thường gặp các triệu chứng sau đây: Xuất hiện đột ngột trên một sản phụ bình thường hay có thể gặp ở sản phụ đã bị viêm niệu đạo hoặc viêm bàng quang đã có trước đó. Biểu hiện: Tiểu buốt, tiểu khó, tiểu máu; Sốt, rét run, sốt thường cao, có thể 400C; Đau một bên hông hoặc hai bên (lúc khám); Kém ăn hoặc chán ăn; Buồn nôn, hay nôn mửa Xét nghiệm nước tiểu chứa nhiều vi khuẩn bạch cầu mủ...
Phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu
Đối với thể nhiễm khuẩn tiết niệu không có triệu chứng và thể viêm bàng quang sản phụ có thể điều trị ngoại trú tại nhà dưới sự theo dõi, hướng dẫn của thầy thuốc Sử dụng các loại thuốc kháng sinh không có hại cho thai nhi Sau đợt điều trị, cần phải kiểm tra lại nước tiểu.
Đối với thể viêm thận - bể thận cấp, sản phụ cần được điều trị tích cực trực tiếp tại bệnh viện Cần có sự theo dõi và chăm sóc trực tiếp của các bác sĩ chuyên khoa. Tại đây, sản phụ sẽ được tiến hành khám đầy đủ, làm các xét nghiệm đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn và chức năng thận, làm siêu âm kiểm tra hệ tiết niệu, siêu âm kiểm tra xem có bị ảnh hưởng tới thai nhi hay không… Muốn điều trị có kết quả tốt bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu nên sử dụng kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ. Tuy nhiên, cần tuân thủ nghiêm ngặt theo đơn thuốc của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc kháng sinh cũng có ảnh hưởng không tốt tới thai nhi Bên cạnh đó, cần có sự chăm sóc về sản khoa như kiểm tra thai, theo dõi tim thai... Nếu có nguy cơ sảy thai thì sử dụng thuốc chống co bóp tử cung (theo chỉ định của thầy thuốc)…
Lời khuyên của thầy thuốc
Phụ nữ khi mang thai cần kiểm tra nước tiểu định kỳ 3 tháng/lần để theo dõi, phát hiện sớm bệnh; Cần chú ý vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày, không nên cố nhịn tiểu khi muốn tiểu, nên đi tiểu ngay sau khi giao hợp, sau khi đi đại tiện; Khi vệ sinh vùng âm hộ-hậu môn thì nên vệ sinh từ trước ra sau. Cần khám ngay khi có dấu hiệu viêm tiết niệu (đái buốt, đái dắt, đái nhiều lần).
Ngoài ra bà bầu nên uống đủ nước để giúp nước tiểu không cô đặc phòng sỏi hệ tiết niệu.
- Đạp xe nhiều có ảnh hưởng đến “con giống” của quý ông? (Thứ sáu, 21:30:06 09/04/2021)
- "Đối tác" bỗng chán "chuyện ấy", coi chừng do... (Chủ nhật, 16:29:08 04/04/2021)
- Một tháng có kinh nguyệt 3 lần, cô gái choáng váng khi được... (Thứ sáu, 20:24:07 26/03/2021)
- Cô gái 26 tuổi chưa chồng bị ung thư cổ tử cung vì hệ lụy... (Chủ nhật, 21:25:01 21/03/2021)
- 4 thói quen xấu khi mặc đồ lót của chị em phụ nữ sinh ra... (Thứ bảy, 20:51:04 20/02/2021)
- Tại sao "quý ông" không nên ăn tỏi sống? Những đối... (Thứ sáu, 21:35:06 19/02/2021)
- 4 việc mà nữ giới cần làm ngay khi còn trẻ nếu không muốn ung... (Thứ sáu, 13:22:05 22/01/2021)
- 5 dấu hiệu cho thấy “cậu nhỏ” của bạn đang nguy kịch,... (Thứ năm, 17:05:02 07/01/2021)
- 4 thói quen xấu đang từng bước làm phái nữ tiến gần hơn tới... (Thứ tư, 13:12:00 30/12/2020)
- Phụ nữ có 3 đặc điểm này là người có khả năng sinh sản... (Thứ Hai, 20:48:00 30/11/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:02 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:07 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:08 12/02/2023