Cách khắc phục chứng mất ngủ cực đơn giản và hiệu quả

Thời gian ngủ cần thiết trong ngày thay đổi tùy theo từng người, có thể dao động từ 4 - 10 giờ, khi thời gian ngủ ít và giấc ngủ chập chờn không sâu được các nhà y học gọi là mất ngủ.

Hỏi: Tôi thường xuyên bị mất ngủ. Có cách nào khắc phục không?

(Lê Văn Trân - Đồng Nai)

Trả lời: Thời gian ngủ cần thiết trong ngày thay đổi tùy theo từng người, có thể dao động từ 4 - 10 giờ, khi thời gian ngủ ít và giấc ngủ chập chờn không sâu được các nhà y học gọi là mất ngủ

Mất ngủ thường do tuổi tác, khi các chức năng của con người bị suy giảm một cách đáng kể.

Mất ngủ do bệnh tật, có rất nhiều loại bệnh làm ảnh hưởng đến giấc ngủ hay gặp nhất là đau nhức xương khớp như: viêm đa khớp dạng thấp, do thoái hóa khớp bệnh gút do bệnh về tim mạch hay gặp nhất là bệnh tăng huyết áp thiếu máu cơ tim làm cho dễ đau thắt ngực khó chịu và nhiều khi còn tỏ ra lo lắng làm ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ. Bệnh về đường hô hấp hay gặp nhất là bệnh giãn phế quản hen phế quản… gây ho nhiều khó ngủ được. Bệnh về đường tiêu hóa hay gặp nhiều trong bệnh về dạ dày và bệnh viêm đại tràng mạn tính; bệnh về tiết niệu tiền liệt tuyến đái tháo đường cũng là một trong các tác nhân làm cho mất ngủ.

Ngoài ra, môi trường đang sinh sống, thói quen sinh hoạt như sống nơi có quá nhiều tiếng ồn, nhà chật chội, mất vệ sinh, uống rượu bia thuốc lá…đều ảnh hưởng đến giấc ngủ. Khi nhịp sống sinh học bị phá vỡ thì có thể dẫn đến mất ngủ Tính chất công việc căng thẳng stress sức khỏe giảm sút… cũng gây mất ngủ.

Để khắc phục tình trạng mất ngủ trước tiên ta cần lập cho mình một thời gian biểu đi ngủ và thức dậy đúng giờ, tránh tạo áp lực trong cuộc sống điều tối kỵ là làm những công việc suy nghĩ nhiều trước lúc đi ngủ. Nên để đầu óc thư giãn trước khi đi ngủ. Nên sống với lòng vị tha, tránh ích kỷ buồn rầu, luôn thanh thản và làm công ích. Tránh uống trà, cà phê, rượu bia trước khi đi ngủ. Tránh ăn quá nhiều hay để bụng đói. Không hút thuốc lá lúc đi ngủ vì nicotinethuốc láchất kích thích làm hưng phấn khó ngủ. Phòng ngủ cần mát mẻ, ánh sáng phù hợp. Khi đã lên giường ngủ nên tự massage nhẹ nhàng ở vùng đỉnh đầu, vùng cổ, vùng thái dương, lòng bàn tay - bàn chân, nằm với tư thế thoải mái.

Người bệnh bị bệnh dạ dày - tá tràng, hội chứng trào ngược nên nằm gối cao. Người hay ngáy nên nằm sắp hay tư thế nghiêng. Người bị sỏi thận nên nằm thay đổi tư thế khác nhau, người bị bệnh tim nên ngủ nghiêng về bên phải.

Nếu sau 45 phút mà vẫn không ngủ được hãy ngồi dậy đọc sách hoặc làm một việc gì đó, sớm muộn gì chúng ta cũng sẽ buồn ngủ hãy kiên nhẫn sau 2 - 3 tuần dần dần nhịp sinh học sẽ khớp lại với giờ ngủ bình thường. 

<!--adspag2->

Tôn trọng giấc ngủ trưa dù 15 hay 20 phút, vì nó hết sức có ý nghĩa. Nghỉ ngơi sẽ giúp cơ thể giải phóng những ứ đọng, đặc biệt là ứ đọng axít lactic, một loại sản sinh ra trong quá trình chuyển hóa, là nguyên nhân dẫn đến mệt mỏi tránh ngủ ngày quá nhiều sẽ làm khó ngủ vào ban đêm.

Nếu các giải pháp trên vẫn không hiệu quả thì có thể dùng thuốc nam như: lá vông nấu canh với tâm sen hoặc dùng các loại thuốc nam gây dễ ngủ khác. Nếu kết quả không cải thiện thì dùng thuốc an thần nhẹ dưới sự chỉ định của bác sĩ, nhưng không dùng quá 3 ngày, vì dùng kéo dài sẽ gây quen thuốc Nếu các giải pháp trên vẫn không giúp dễ ngủ hơn thì bệnh nhân cần được khám và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật