Actinomyces gây bệnh như thế nào? Biểu hiện của bệnh nhiễm Actinomyces

Bệnh nhiễm Actinomyces do nhiều loại vi khuẩn gây nên. Chúng có thể gây bệnh tại nơi xâm nhiễm nhưng cũng có thể phát tán vào máu gây bệnh ở các cơ quan khác. Bệnh nguy hiểm ở chỗ: không gây đau, tiến triển chậm nên rất dễ bị bệnh nhân và thầy thuốc bỏ qua; bệnh có những biểu hiện làm cho chúng ta rất dễ nhầm lẫn với ung thư hay các bệnh khác và dễ chẩn đoán sai.

Actinomyces là loại vi khuẩn kị khí. Chúng gây bệnh nhiễm khuẩn nhưng không có triệu chứng đau, diễn tiến chậm, chủ yếu thuộc giống Actinomyces khu trú trong miệng, ruột kết và âm đạo.

Sự lây nhiễm xảy ra khi lớp niêm mạc bị phá hủy. Bệnh có rất nhiều biểu hiện lâm sàng, song biểu hiện đặc trưng gồm có các ổ mủ bao bọc bởi lớp hóa sừng dày. Sau một thời gian mắc bệnh sẽ hình thành các hình thái cấu trúc giải phẫu liên kết nhau, có khi hình thành các ống xoang hoặc đường dẫn mủ vi khuẩn Actinomyces thường tạo thành các tổ chức trong cơ thể, gọi là các hạt sulfur. Người ta hay nhầm lẫn bệnh này với ung thư Trước khi có kháng sinh bệnh nhiễm Actinomyces thường được nghĩ là hiếm do lầm tưởng các bệnh khác, rồi sau đó bệnh mới được phát hiện. Vì vậy bệnh nhiễm Actinomyces “dễ bị chẩn đoán sai nhất” hay “ đó là loại bệnh dễ bị bỏ qua nhất”. Đến nay bệnh vẫn còn là một thử thách trong chẩn đoán. Do đó cần hiểu biết sâu rộng về bệnh để chẩn đoán và điều trị kịp thời, giảm nhẹ sự can thiệp phẫu thuật, sự đau đớn cho bệnh nhân và giảm tỷ lệ tử vong

Actinomyces gây bệnh như thế nào?

Khi niêm mạc bị phá hủy, Actinomyces có thể xâm nhập vào sâu bên trong các tế bào nội sinh trong miệng, đường tiêu hóa dưới và đường niệu sinh dục nữ. Ban đầu là nhiễm khuẩn cục bộ, sau nhiễm khuẩn lan tỏa, hiếm gặp hơn là chúng lây lan đến các bộ phận ở xa qua đường máu. Biểu hiện lúc đầu thường là viêm nhiễm cấp tính kéo theo các dấu hiệu mạn tính không gây đau Tổn thương xuất hiện ở một hay nhiều vùng bị xơ cứng và mất cảm giác. Chẩn đoán hình ảnh với dấu hiệu đầu tiên của bệnh là các nốt hạt nhỏ sulfur bạch cầu trung tính xuất hiện trong mủ bao bọc nhân là lớp thực vật trôi nổi. Lớp sợi bọc xung quanh khối u thường được miêu tả là giống “xơ gỗ”. Sau khi đã xâm nhập vi khuẩn Actinomyces tiến sang các tế bào kế cận một cách chậm chạp không theo lớp. Một thời gian sau, các ống xoang được hình thành kéo dài qua lớp da, các cơ quan kế cận hoặc xương, có thể đóng rồi lại mở. Các đặc tính riêng biệt trên có vẻ ác tính, nên chúng thường xuyên bị nhầm lẫn. Những người vệ sinh răng miệng kém, nhiễm HIV, cấy ghép cơ quan, dùng hóa trị liệu nhiễm khuẩn gây loét niêm mạc... là những yếu tố thuận lợi cho sự phát triển bệnh do Actinomyces sau đó.

Biểu hiện đa dạng của bệnh

- Bệnh ở miệng, cổ, mặt: Bệnh thường xảy ra ở miệng, cổ họng hoặc vùng mặt. Các mô mềm thường bị sưng to, xuất hiện áp-xe hay thương tổn lớn nên rất hay bị nhầm lẫn với ung thư Góc hàm thường bị nhiễm khuẩn nhưng việc chẩn đoán bệnh cần được đưa ra với bất kỳ khối nào hoặc nhiễm khuẩn tái phát ở đầu hoặc cổ. Có thể gặp viêm tai viêm xoang và viêm ống dẫn nhỏ. Rất hay gặp các triệu chứng: đau, sốt, tăng bạch cầu. Bệnh có thể lan sang các cơ quan khác như sọ não cột sống cổ, họng, gây nhiều di chứng.

- Bệnh lồng ngực: Tổn thương thường gặp ở nhu mô phổi, khoang màng phổi. Triệu chứng phổ biến là: đau ngực sốt và sụt cân, có khi kèm theo hođờm Chụp Xquang thông thường thấy các tổn thương khối hoặc viêm phổi Bệnh có thể ở khoang cơ thể, viêm hạch rốn phổi. Quá nửa số ca nhiễm khuẩn có dấu hiệu dày màng phổi tràn dịch màng phổi viêm mủ màng phổi, nhưng hiếm khi xảy ra nốt phổi hoặc tổn thương nội phế quản Tổn thương phổi có thể đi ngang qua khe phổi hoặc màng phổi; có thể lan sang trung thất, các xương kế cận hay thành ngực; có khi liên quan đến các ống dẫn xoang. Trường hợp không có những triệu chứng trên, bệnh nhiễm Actinomyces thường bị nhầm lẫn với ung thư hay viêm phổi do nhiễm khuẩn thông thường. Ít gặp nhiễm khuẩn trung thất, thường là do nhiễm khuẩn ở lồng ngực di căn sâu, nhưng hiếm khi do vi khuẩn đi xuyên qua thực quản hay từ các vết thương, từ đầu, cổ, hoặc nhiễm khuẩn ở bụng. Trung thất và tim có thể bị lây nhiễm ở nhiều mức độ khác nhau. Do đó các biểu hiện của bệnh thường rất phức tạp.

- Bệnh vùng bụng: Có nhiều khó khăn khi chẩn đoán nhiễm khuẩn vùng bụng do Actinomyces. Khi nhiễm bệnh sơ khởi và bắt đầu di căn, dòng chảy của dịch màng bụng đã làm cho hầu hết các mô và cơ quan vùng bụng bị đồng nhiễm. Triệu chứng phổ biến là các khối áp-xe hay tổn thương khối bám chặt vào các mô nằm phía trong nên thường bị nhầm lẫn với các khối u Nhờ phương pháp chụp cắt lớp bằng máy tính (CT), có thể phát hiện bệnh thâm nhiễm với tăng tương phản không đều. Có thể xuất hiện các ống dẫn đến thành bụng hay khu vực hậu môn. Các biểu hiện: bệnh hồi quy, các vết thương hay các lỗ rò rỉ khó chữa lành là những chỉ điểm rằng bệnh nhân đang bị nhiễm Actinomyces.

Nếu bệnh ở gan có thể biểu lộ bằng một hay nhiều ổ áp-xe hoặc khối. Ở đường niệu sinh dục, mọi ngóc ngách đều có thể bị nhiễm khuẩn. Bệnh thận thường có triệu chứng viêm thận bể thận, áp-xe thận hay quanh thận. Bàng quang có thể bị nhiễm khuẩn do sự lây lan từ nhiễm khuẩn vùng chậu, có khi bị tắc nghẽn niệu quản hoặc rò rỉ dịch sang ruột, da hoặc tử cungphụ nữ

- Bệnh hệ thần kinh trung ương: Ít khi xảy ra, thường là một hay nhiều khối áp-xe não. Trên phim chụp CT, khối áp-xe não có dạng một tổn thương vòng nổi bật với lớp bao dày; lớp bao có thể có hình dạng bất kỳ hay có dạng nốt u nhỏ. Bệnh có thể gây viêm màng não nhiễm khuẩn khoang ngoài màng cứng hay khoang dưới màng cứng cũng như hội chứng xoang hang.

- Bệnh ở hệ cơ xương: Xương thường bị nhiễm khuẩn do bệnh từ các mô mềm liên kết, hoặc do bị chấn thương hay sự phát tán của vi khuẩn trong máu. Do bệnh thường diễn tiến chậm nên sự hình thành xương mới và xương bị phá hủy xảy ra đồng thời. Trường hợp nhiễm khuẩn nặng ít xảy ra, nếu có thường là hậu quả của chấn thương. Những tổn thương bệnh lý ở da hay lớp mô dưới da, cơ xương có thể riêng lẻ hay kết hợp. Đôi khi thấy ống xoang dẫn ở da.

Điều trị

Nguyên tắc điều trị bệnh nhiễm Actinomyces là cần phải dùng kháng sinh liều cao trong thời gian dài. Theo một số công trình nghiên cứu thực nghiệm, những thuốc kháng sinh được khuyên dùng bao gồm ceftriaxon, ceftizoxim, imipenem và ciprofloxacin Trái lại, một số thuốc cần tránh gồm: metronidazol, aminoglycosid, oxacillin, dicloxacillin và cephalexin

Nhiều trường hợp cần kết hợp giữa điều trị thuốc và phẫu thuật. Song qua thực tế điều trị, ngày nay các nhà chuyên môn ủng hộ việc sử dụng các liệu pháp nội khoa thuần túy kể cả đối với những ca nặng. Có thể sử dụng chụp cắt lớpchụp cộng hưởng từ để theo dõi sự đáp ứng đối với các liệu pháp điều trị. Nhiều ca phải dẫn lưu dưới da để hỗ trợ điều trị nội khoa. Trường hợp bệnh ở khoang ngoài màng cứng hệ thần kinh trung ương, hoặc khi liệu pháp nội khoa bị thất bại, phải phẫu thuật để điều trị.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật