Các bệnh sốt phát ban: dễ nhầm lẫn cần phân biệt thế nào?
Thủy đậu, tay-chân-miệng, sốt phát ban Rubella, sởi đều nổi những vết nhỏ trên da thường gọi chung là ban nên dễ nhầm lẫn, dẫn đến xử trí sai lệch.
Bệnh thủy đậu: Nốt đỏ có bóng nước
Từ lúc nhiễm bệnh cho đến lúc phát ban khoảng 2 tuần, người bệnh sốt nhẹ nhức đầu chảy nước mũi đau họng… Sau đó, tại vùng đầu xuất hiện các nốt đỏ rồi lan ra toàn thân. Mụn đỏ lớn dần, bên trong chứa nước căng mọng. Số lượng mụn có thể từ vài chục đến trên trăm. Ban mọc nhiều đợt, vì vậy có thể thấy trên một vùng da có nhiều nốt sẩn mụn nước trong mụn nước đục và cả mụn đóng vảy.
Chỉ cần giữ gìn kỹ lưỡng trong vòng 7 - 10 ngày, các mụn này sẽ khô nước, teo dần rồi mất dạng. Tuy nhiên, nếu không giữ gìn vệ sinh, các mụn vỡ ra nhiễm trùng để lại sẹo xấu trên da hoặc phải nhập viện điều trị. Với thai phụ thủy đậu có thể gây sẩy thai hoặc dị tật thai nhi Bệnh thường ‘rộ’ từ tháng 2-6, phòng bệnh bằng vắc-xin.
Tay-chân-miệng: Hồng ban có gờ
Bệnh tay-chân-miệng thường gặp ở các bé dưới 3 tuổi, triệu chứng ban dễ nhầm lẫn với thủy đậu. Hai ngày đầu mắc bệnh, bé sốt nhẹ mệt mỏi biếng ăn tiêu chảy vài lần trong ngày. Từ ngày thứ 3-10, bé có các triệu chứng đặc trưng của bệnh: Loét miệng (vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3mm ở niêm mạc miệng lợi, lưỡi, gây đau miệng khiến bé bỏ ăn), hồng ban có gờ ở lòng bàn tay lòng bàn chân, gối, mông.
Khi mắc bệnh tay-chân-miệng, bé biếng ăn. Phụ huynh cần cho bé ăn nhiều bữa, thức ăn cần mềm, lỏng như: Súp sữa sữa chua phô mai Sau khi ăn, cho bé súc miệng bằng nước muối sinh lý Trong điều trị, bác sĩ sẽ cho bé dùng thêm sinh tố C, D, A để mau lành vết loét.
Hồng ban tồn tại trong khoảng bảy ngày, sau đó ‘lặn’, có thể để lại vết thâm
Song, điều đáng ngại là bệnh tay-chân-miệng lại còn có những thể bệnh không phát ban, thường do nhiễm Enterovirut 71 và có thể gây nên những biến chứng: viêm não suy tim viêm phổi gây suy hô hấp Vì vậy, khi thấy trẻ có những dấu hiệu: Sốt khó ngủ giật mình lúc đang thức hay lúc bắt đầu thiu thiu ngủ, chới với, quấy khóc liên tục… nên đưa trẻ đến bệnh viện
Bệnh chưa có vắc-xin, xuất hiện khi độ ẩm cao, mưa nắng thất thường
Bệnh sởi: Ban nổi dày đặc, kèm viêm kết mạc
Bệnh sởi cũng gây sốt, phát ban nhưng còn có thêm những dấu hiệu để nhận biết như: ho có đờm tiêu chảy Điều dễ nhận dạng là đa số bé bị sởi đều đỏ hai mắt, sợ ánh sáng (viêm kết mạc mắt)… Ban xuất hiện đầu tiên ở sau tai, lan dần ra hai bên má, cổ, ngực, bụng và cánh tay. Sau đó, ban lan nhanh ra lưng, xuống hông và chân.
Chỉ trong thời gian hai đến ba ngày, ban lan ra toàn thân. Trường hợp nặng, ban dày đặc che kín toàn bộ bề mặt da. Khi ban xuất hiện, nhiệt độ cơ thể tăng, ban mọc đến chân thì nhiệt độ giảm. Khi ban ‘bay’ sẽ để lại vết thâm trên da.
Bệnh xảy ra quanh năm và lây truyền theo đường hô hấp nên khả năng lây lan rất nhanh. Chích ngừa là cách phòng bệnh hiệu quả. Mũi đầu, chích cho bé trong khoảng từ 9-11 tháng tuổi. Mũi thứ hai lúc bé 18 tháng tuổi phụ nữ có thai mắc bệnh sởi có thể bị sẩy thai sinh non.
Sốt phát ban Rubella: Nốt ban màu hồng mịn
Sốt phát ban Rubella cũng giống các bệnh trên. Sau khi giảm sốt, những nốt ban màu hồng mịn bắt đầu từ mặt sẽ lan nhanh xuống bụng và tay chân. Ban lưu lại trên cơ thể trong khoảng từ 3-5 ngày. Ban nổi nhẹ nhàng nên khi hết không để lại dấu vết như sởi.
Đây là bệnh sốt phát ban lành tính, không gây chết người nhưng rất nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai vì có thể gây dị tật bẩm sinh thai nhi Phụ nữ cao tuổi mắc bệnh Rubella có thể bị biến chứng đau viêm khớp Bệnh xuất hiện mùa trước và sau Tết Nguyên đán.
Bệnh này dễ bị nhầm với bệnh sởi vì cũng gây tiêu chảy nhẹ, mí mắt sưng… Nhưng bệnh sởi thường gây bệnh cho trẻ từ 1 tuổi trở lên, còn rubella thì đủ mọi lứa tuổi. Đã có vắc-xin ngừa ba bệnh sởi - quai bị - Rubella cho cả trẻ em và người lớn. Mũi đầu chích khi bé tròn một tuổi, mũi thứ hai chích trong khoảng bốn-sáu tuổi. Phụ nữ chỉ nên mang thai sau khi chích ngừa 3 tháng.
Phòng bệnh
Bác sĩ Đinh Tấn Phương - Trưởng khối Cấp cứu BV Nhi Đồng 1 TP.HCM hướng dẫn cách phòng các bệnh sốt phát ban nêu trên như sau: ‘Ăn uống hợp vệ sinh, rửa tay sạch và tránh tiếp xúc với người bệnh’.
Cần chú trọng vệ sinh cá nhân, dùng riêng khăn lau mặt, ly, chén… Bệnh sởi, thủy đậu, Rubella lây qua đường hô hấp vì thế trong mùa dịch nên vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý Khi trong nhà có người bệnh, cần vệ sinh phòng, các đồ vật trong phòng bằng dung dịch sát khuẩn thông thường.
Bệnh nhân cần nghỉ học, nghỉ làm cho đến khi hết ban, cơ thể khỏe mạnh, để không lây nhiễm cho cộng đồng.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:00 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:09 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:03 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:05 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:03 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:08 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:09 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:03 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:02 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:00 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:07 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:05 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:06 12/02/2023