Đau bụng thường xuyên chưa chắc là bị tiêu chảy cấp

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau bụng bao gồm cả các nguyên nhân tại đường tiêu hóa và ngoài đường tiêu hóa.

Câu hỏi: Thưa Bác sĩ, dạo này cháu thường hay bị đau bụng. Cháu muốn không còn bị đau bụng. Cháu muốn hỏi đau bụng có liên quan gì đến tiêu chảy hay không? Và cách điều trị nó?

Trả lời:

Chào cháu,

Đau bụng là một triệu chứng chung cho rất nhiều bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên và tùy từng nguyên nhân mà vị trí đau bụng cũng khác nhau. 

Một số nhóm nguyên nhân thuộc về đường tiêu hóa gây đau bụng thường gặp như: 

- Các viêm nhiễm đường tiêu hóa (viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm ruột thừa viêm đại tràng viêm tụy cấp viêm gan áp xe gan …). 

- Các nhiễm khuẩn đường tiêu hóa (bệnh tả, lỵ, thương hàn…). 

- Các rối loạn hấp thu ở đường tiêu hóa dẫn tới tăng nhu động ruột gây đau bụngtiêu chảy

- Các khối u ung thư đường tiêu hóa: ung thư dạ dày ung thư đại tràng ung thư gan ung thư tụy

Các nguyên nhân thuộc hệ tiết niệu gây đau bụng như:

- các bệnh lý do sỏi: sỏi thận sỏi đài bể thận sỏi niệu quản sỏi bàng quang

- các bệnh lý viêm nhiễm hệ tiết niệu: viêm thận – đài bể thận, viêm bàng quang

Các nguyên nhân thuộc về mạch máu trong ổ bụng: phình tách động mạch chủ bụng, giả phình,….

Ở các chị em phụ nữ đau bụng còn có thể do đau bụng kinh các viêm nhiễm phụ khoa (viêm phần phụ, viêm tử cung viêm âm hộ - âm đạo…); các khối u sinh dục (u nang buồng trứng u xơ tử cung …)

Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân gây đau bụng bao gồm cả các nguyên nhân tại đường tiêu hóa và ngoài đường tiêu hóa. Tuy nhiên, tùy từng vị trí đau và tính chất của đau bụng mà nghĩ tới các nguyên nhân khác nhau tiêu chảy cũng chỉ là một triệu chứng của các nhóm bệnh về đường tiêu hóa. Đau bụng và tiêu chảy là hai triệu chứng khá phổ biến và thường đi kèm với nhau trong các bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là trong các nhóm bệnh về rối loạn hấp thu và các nhóm bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.

Đau bụng có thể do niêm mạc ruột bị tổn thương do nhiễm khuẩn hoặc đau do ruột tăng nhu động, tăng co bóp. Khi niêm mạc ruột bị tổn thương, thường là do nhiễm khuẩn, chức năng hấp thu của ruột bị giảm hoặc mất nước và các chất dinh dưỡng bị ứ trệ trong lòng ruột và gây tiêu chảy

Điều trị các nhiễm khuẩn đường ruột này cần phải dùng kháng sinh đường ruột phối hợp với bù nước điện giải để tránh mất nước cho người bệnh.

Ngoài ra, đau bụng do các nguyên nhân khác, mỗi nguyên nhân có hướng xử trí và điều trị khác nhau. Vì vậy, nếu có thể thì cháu nên mô tả thêm về tính chất đau: liên tục hay từng cơn, đau âm ỉ hay đau dữ dội; về vị trí đau: đau trên rốn hay dưới rốn hay đau hai bên mạn sườn; các triệu chứng khác đi kèm như: có buồn nôn nôn ợ hơi ợ chua, tiêu chảy…hay không. Trên cơ sở đó bác mới có thể khu trú được nguyên nhân gây đau và quyết định hướng điều trị.

Chúc cháu mau khỏe!

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật