Mách bạn những loại thuốc trị tiêu chảy trong ngày hè hiệu quả

Mùa hè, do khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho các loại vi sinh vật phát triển khiến các loại thực phẩm dễ bị ôi thiu, biến chất làm nhiều người bị tiêu chảy khi ăn phải những thực phẩm này.

Thuốc làm giảm nhu động ruột

Một số loại thuốc chữa tiêu chảy thông thường dùng trị triệu chứng, làm giảm sự co thắt của ruột, giảm sự tiết dịch, do đó làm giảm đau bụng và giảm đi tiêu, làm cô đặc phân. Đây là thuốc có tác dụng cầm tiêu chảy nhanh, mạnh nhưng phải rất thận trọng bởi thuốc gây tác dụng phụ, vì nó là dẫn chất thuốc phiện. Các thuốc là vi sinh vật giúp ổn định tạp khuẩn ruột như antibio, biofl or, urtra, leirire… chứa vi sinh vật có ích khi uống sẽ được đưa vào trong ruột để giúp tái lập sự cân bằng của hệ tạp khuẩn.

Thuốc là chất hấp phụ: smecta, acticarbin, carbotrim, quinocarbin… Chất hấp phụ là chất trơ về mặt hóa học và có cấu trúc đặc biệt, có khả năng hút giữ vi khuẩn độc tố vi khuẩn siêu vi, khí sinh ra trong ống tiêu hóa là những tác nhân làm kích thích niêm mạc và sau đó được thải ra ngoài kéo theo các chất mà nó hút giữ. Chất hấp phụ không hòa tan và không hấp thu nên dùng tương đối an toàn cho người sử dụng.

Hiện nay có bán nhiều trên thị trường loại thuốc chữa tiêu chảy như smecta dùng trị tiêu chảy thông thường. Nếu đau quặn nhiều, dùng spasmaverin, buscopan. Nếu tiêu chảy không bớt, cần dùng imodium. Tuy nhiên, không dùng khi tiêu chảy nhiễm trùng có sốt hoặc ngộ độc thức ăn hoặc tiêu chảy có nôn ói đau bụng dữ dội.

Ngoài ra, để trị tiêu chảy cấp và mạn tính có thể dùng thuốc có chứa lopéramide. Do chưa có sự hiểu biết đầy đủ về thuốc nên có khá nhiều người (kể cả cán bộ y tế cơ sở) đã sử dụng thuốc này trị tiêu chảy cho trẻ nhỏ và đã có trường hợp gây tai biến. Trong nhóm thuốc phòng ngừa tiêu chảy thuộc loại này bao gồm những biệt dược như: arestal, dạng viên nén, trong chứa hoạt chất lopéramide oxide monohydrate tương đương 1mg lopéramide khan. Ame modium thuộc dạng nén trong nang chứa hoạt chất lopéramide hydrochloride 2mg. Apo – lopéramide dạng viên nén cũng chứa 2mg hoạt chất lopéramid hydrochloride. Hay các loại có dạng viên nang như imodium, lopedium loperamide loidium capsules chứa hàm lượng 2mg hoạt chất lopéramide hydrochloride...

Loại lopéramid oxide: Khi uống vào thì khoảng 20 - 30% thuốc được hấp thu. Trong vòng 30 - 60 phút sau uống thì nồng độ lopéramide oxide được hấp thu tối đa vào huyết tương rồi giảm dần. Thời gian bán hủy là 60 phút. Phần lớn lopéramide oxide đi qua đoạn cuối của ruột non tới ruột già và ở đây, nó được chuyển dần thành lopéramide. Bởi vậy, nồng độ cao nhất của lopéramide đạt được sau khi uống là sau 5 - 8 giờ. Thời gian bán hủy là 20 giờ. Lượng lopéramide tới gan sau khi uống 1 viên lopéramide oxide 1mg chỉ bằng 25% so với uống viên lopéramide hydrochloride 2mg.

tiêu chảy cấp và mạn tính

Với lopéramide hydrochloride: Cơ chế tác dụng của thuốc là ức chế nhu động ruột đẩy tới bằng tác dụng ngoại biên trực tiếp lên thành dạ dày ruột. Thuốc được chuyển hóa hoàn toàn ở gan, thải trừ theo đường mật theo phân ra ngoài. Khi chức năng gan bình thường thì thấy tỷ lệ rất nhỏ thuốc vào máu và được đào thải ra ngoài cơ thể theo đường nước tiểu còn chủ yếu là đào thải theo phân ra ngoài cơ thể.

Thuốc cũng được chỉ định sử dụng cho tiêu chảy cấp và mạn.

Những vấn đề cần lưu ý khi dùng thuốc:

Tác dụng phụ: Đau bụng, gây rối loạn tiêu hóa nặng có thể nôn, liệt ruột hay táo bón chóng mặt khô miệng mệt mỏi da nổi mẩn đỏ. Đặc biệt nguy hiểm có thể xảy ra là gây viêm ruột non, ruột kết, có khi hoại tử ruột hay nhiễm độc làm to ruột kết là nguy hiểm nhất.

Thận trọng: Không sử dụng thuốc cho người đang mang thai trẻ em dưới 12 tuổi, nếu cần sử dụng phải theo dõi và chỉ dùng thuốc này trong 2 ngày trừ trường hợp có đơn của bác sĩ điều trị.

Chống chỉ định: Người mẫn cảm với thuốc lopéramide trẻ em dưới 6 tuổi hay người có tiền sử bệnh gan đang bị táo bón hay sốt cao có thân nhiệt trên 38 độ, đang có mẫn cảm hay dị ứng khác, ức chế nhu động ruột, chậm vận chuyển trong ruột, có viêm loét đại tràng hay viêm loét đại tràng giả mạc, phân có nhày máu (lỵ cấp).

Các trường hợp tiêu chảy cấp ở người lớn thường do nhiều nguyên nhân gây ra như do vi khuẩn, do nhiễm độc thức ăn, do sử dụng kháng sinh kéo dài rối loạn tiêu hóa hay tại đại tràng kém hấp thu, ruột tăng vận động… thì lopéramide không có tác dụng trị liệu hoặc kém tác dụng vì thuốc này chỉ sử dụng để chữa tiêu chảy cấp hoặc tiêu chảy mạn do ruột bị tăng vận động.

Khi sử dụng các loại thuốc có chứa lopéramide, tuyệt đối không được uống rượu và mọi chế phẩm có chứa rượu. Không sử dụng trong thời gian dùng thuốc này cùng lúc với các thuốc ức chế thần kinh trung ương hoặc thuốc bacbiturat.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật