Người tiểu đường bị ho kéo dài - thì cần phải làm sao?

Hỏi: Tôi mới đi kiểm tra sức khỏe và được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường type 2 nên rất lo lắng. Tôi tìm hiểu và được biết là người bị tiểu đường có khả năng mắc rất nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là biến chứng nhiễm khuẩn ở phổi cao gấp 2-4 lần người bình thường, hay gặp nhất là cảm cúm, viêm phổi và lao phổi và kèm theo đó là triệu chứng ho rất nặng và kéo dài. Vậy cụ thể như thế nào và phải làm gì để có thể chủ động phòng tránh biến chứng nguy hiểm và điều trị khi bị

Bác sĩ chim cánh cụt giải đáp:

Người đái tháo đường (ĐTĐ) đặc trưng bởi sự suy giảm chức năng hệ miễn dịch giảm sức đề kháng toàn bộ cơ thể, suy giảm chức năng của lớp nội mạc đường hô hấp và nhu động của các vi nhung mao trên bề mặt các tế bào nội mạc này.

Bên cạnh đó, một hệ mao mạch khỏe mạnh luôn có vai trò tích cực trong việc kháng khuẩn. Ở người ĐTĐ, các mạch máu nhỏ bị tổn thương nhiều ở lớp tế bào lót trong cùng - lớp tế bào nội mạc mạch, các tế bào hồng cầu bị giảm sự mềm dẻo và sự trao đổi oxy  bị rối loạn ở mô khiến cho sức kháng khuẩn tại chỗ bị suy giảm.

Ngoài ra, các biến chứng của bệnh tiểu đường: bệnh lý thần kinh mạn tính, bệnh lý tim mạch, bệnh lý thận viêm nhiễm và tổn thương tứ chi… cũng góp phần vào việc làm giảm sức đề kháng của cơ thể..

Chính vì vậy, nguy cơ bị các tác nhân gây bệnh xâm nhập và mắc bệnh ở người ĐTĐ luôn cao hơn, trầm trọng hơn người bình thường, thời gian điều trị kéo dài hơn, nhiều biến chứng hơn cũng như tỷ lệ tử vong cao hơn so với những người không bị ĐTĐ, đặc biệt biến chứng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cũng như ở phổi. Biến chứng này thường tiến triển rất nhanh, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây suy kiệt và tử vong.

1, Bạn phải làm để phòng tránh và điều trị biến chứng ?

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng giống như cúm, liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Nếu bạn bị cúm, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng virus giúp các triệu chứng bớt nghiêm trọng và giúp bạn cảm thấy khoẻ nhanh hơn.

Ngoài việc tuân theo các khuyến cáo điều trị của chúng bạn, bạn nên:

● Tiếp tục dùng thuốc trị bệnh tiểu đường hoặc insulin

● Kiểm tra lượng đường trong máu mỗi bốn giờ và theo dõi kết quả.

● Uống nhiều chất lỏng không calo để tránh mất nước

● Ăn uống như thường lệ.

● Tự đo cân nặng mỗi ngày. Nếu bạn sụt cân trong khi bạn không làm gì để giảm cân thì đó là dấu hiệu của đường trong máu cao.

2, Bạn có thể dùng thuốc cảm cúm không?

Một vài loại thuốc cúm không kê toa thông thường thì thích hợp cho những người bị bệnh tiểu đường; một số loại thuốc thì đặc biệt phù hợp với những người bị bệnh tiểu đường hơn những người không bị.

Ví dụ, một số loại thuốc cảm cúm có chứa thuốc kháng viêm không steroid như ibuprofen, thông thường không được khuyến cáo cho bệnh nhân tiểu đường vì có thể làm tăng nhẹ nguy cơ mắc bệnh timđột quỵ

Một số loại thuốc trị ho, trị cảm cúm có thể chứa hàm lượng đường tương đối cao, có thể sẽ gây khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu.

3, Chú ý sử dụng thuốc ngậm ho và đau họng không đường khi bị ốm

- Không nên tự ý uống các loại thuốc không được kê đơn, vì chúng có thể làm ảnh hưởng tới đường máu.

 

- Chú ý các loại thuốc có đường (thuốc ho siro…) và một số thuốc không chứa đường nhưng làm góp phần hạ đường máu (aspirin giảm đau hạ sốt…). Nên chọn các sản phẩm trị ho từ thảo dược không đường .

- Cẩn thận với những thuốc làm tăng đường máu như các thuốc trị cảm cúm chống sung huyết.

- Đảm bảo nguyên tắc điều trị bằng kháng sinh khi bị nhiễm khuẩn như nhiễm trùng đường tiểu răng miệng viêm họng sưng amidan…

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật