Những động vật có thể chữa các bênh về sốt xuất huyết, viêm gan...

Nếu có ai đó nói rằng động vật chính là nguồn gốc của nhiều loại căn bệnh lây lan sang cho con người như dịch ebola, sốt xuất huyết ..., điều đó đúng nhưng chưa đủ. Bởi động vật còn nắm giữ nhiều điều bí ẩn, là nguồn gốc để con người tìm ra các phương thuốc điều trị bệnh cho con người.

Khi con người ngày càng nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về động vật thì cũng là lúc chúng ta khám phá ra nguồn tài nguyên vô cùng phong phú để phục vụ cho việc điều trị các căn bệnh ở người. Nói chính xác hơn, động vật chính là “ân nhân” của loài người. Tiến sĩ Larry Norton, một bác sĩ chuyên về ung thư vú tại Trung tâm Ung thư Memorial Sloan-Kettering ở Manhattan, Mỹ cho biết: "có một sự tương đồng trong các loài động vật có vú, nhờ thế chúng tôi hiểu thêm về cơ chế cũng như quá trình nghiên cứu điều trị ung thư vú ở người. Trong một số trường hợp, động vật chính là loài có thể giúp con người “mở khóa” kho tàng tri thức trong điều trị một số căn bệnh".


Cá mập: Chữa bệnh do virus

Hầu hết mọi người đều sợ cá mập, nhưng thực tế nó là loài động vật có thể cứu được nhiều mạng người hơn bất cứ loài động vật nào. Cá mập nhám là một ví dụ, trong loài này có một hợp chất có thể điều trị được các căn bệnh do virus gây nên như sốt xuất huyết viêm gan siêu vi. Các hợp chất squalamine từ cá mập nhám đã được thử nghiệm lâm sàng đối với bệnh ung thư và mắt. Nghiên cứu cho thấy squalamine có khả năng phá vỡ vòng đời của virus, ngăn không cho virus tái tạo. Đây được xem là một cách tiếp cận hoàn toàn mới để điều trị các bệnh do virus gây nên.

Ông Michael Zasloff ở Trung tâm Y tế Đại học Georgetown cho biết: “Giờ đây những căn bệnh nhiễm trùng mãn tính sẽ có hy vọng tìm ra phương thuốc chữa trị triệt để nhờ loài cá mập.” 

Chuột chũi: sát thủ tiêu diệt tế bào ung thư

Con chuột chũi không lông là một động vật gặm nhấm nổi tiếng xấu xí nhưng chúng có một tuổi thọ đáng ngưỡng mộ, lên đến 28 năm, gấp 8 lần con chuột bình thường. Mặc dù sống lâu nhưng loài chuột này không hề mắc bệnh ung thư Năm ngoái, các nhà sinh học của Đại học Rochester đã phát hiện ra một chất hóa học có tên là HMW-HA trong chuột chũi không lông. Họ họ tin rằng nhờ hoạt chất này làm cho chuột chũi khó mắc bệnh về khối u như ung thư Khi các nhà nghiên cứu loại bỏ HMW-HA từ mô chuột chũi, các tế bào lập tức dễ dàng bị khối u tấn công. Còn với HMW-HA, người ta không tìm được bằng chứng nào chứng tỏ chuột chũi mắc ung thư

Về mặt lý thuyết, các hợp chất trên có thể được tiêm vào các tế bào của con người để tạo ra phản ứng chống các bệnh ung thư tuy nhiên để biến điều này thành hiện thực các nhà khoa học cần phải tiến hành thêm nhiều nghiên cứu nữa để tìm ra bí ẩn khả năng chống ung thư của chuột chũi không lông trước khi áp dụng cho con người. 

Rắn: Chữa tăng huyết áp

Rắn là một trong những loài vật nguy hiểm nhất thế giới. Nếu bị rắn cắn con người sẽ bị sưng đau tại chỗ, sau đó là tụt huyết áp do trúng độc. Từ đó người ta nảy ra ý tưởng nọc độc rắn có thể làm giảm huyết áp đây được cho là một nguồn dược liệu tự nhiên, mở đường cho các phương pháp điều trị mới đối với bệnh tăng huyết áp góp phần ngăn chặn các bệnh tim mạch- kẻ giết người hàng đầu thế giới. .

Cơ quan chịu trách nhiệm về y tế của Anh (NIH) cho rằng, giống với các cách điều trị nhiều căn bệnh khác, nọc độc rắn với liều lượng nhỏ có thể làm gián đoạn sự phát triển của bệnh, cụ thể là nó có thể phá vỡ các cục máu đông- nguyên nhân gây ra các cơn đau tim làm thông mạch máu  

Gấu trúc: sản xuất thuốc

Tiến sĩ Xiuwen Yan, người đứng đầu nghiên cứu về máu gấu trúc tại Đại học khoa học đời sống thuộc Đại học Nông nghiệp Nam Kinh ở Trung Quốc, cho biết trong máu gấu trúc có một hợp chất có tính kháng khuẩn đặc biệt, các hợp chất này sinh ra từ hệ thống miễn dịch của chúng. Nó có khả năng chống lại nhiễm trùng do virus và vi khuẩn điều này mở ra tia hy vọng mới cho nghiên cứu kháng kháng sinh ở người.

Theo số liệu của Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên, đến năm 2004, chỉ có 1.600 con gấu trúc còn sót lại trên thế giới. Trong tương lai rất có thể gấu trúc là loài động vật sẽ cứu mạng con người, vì thế con người phải hành động ngay để cứu mạng loài động vật này khỏi bị tuyệt chủng.

Gấu xám Bắc Mỹ: nghiên cứu chữa bệnh tiểu đường loại 2

Với đặc thù của loài gấu xám Bắc Mỹ, cứ khi mùa đông đến, chúng thường ngủ đông. Chúng có thể ngủ vài tháng liền mà không cần ăn, thậm chí vẫn nuôi được bào thai lớn lên trong bụng. Bí quyết của chúng là do lớp mỡ dưới da, chúng làm cơ thể gấu không mất nhiệt vào mùa đông. Lớp mỡ này có một loại protein liên quan tới kiểm soát đường trong máu. Đây chính là mối liên hệ để các nhà khoa học tìm hướng nghiên cứu điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 ở người.

Tuy nhiên, điều này lại đồng nghĩa với tăng khả năng mắc bệnh béo phì ở người. Chuyên gia về bệnh chuyển hóa Abhimanyu Garg thuộc Đại học Texas Southwestern Medical Center ở Dallas, Mỹ cảnh báo, cần phải có một bước nghiên cứu nghiêm túc về mối liên hệ giữa gấu xám Bắc Mỹ và bệnh tiểu đường ở người. 

Sư tử biển: bệnh động kinh

Các công trình nghiên cứu sư tử biển ngoài khơi bờ biển California có thể giúp tạo ra các phương pháp điều trị mới cho bệnh động kinh của con người. Những con sư tử biển sống ở vùng biển này hay ăn các loại tảo đỏ, trong đó có chất độc thần kinh có tên acid domoic khiến cho loài động vật này có những cơn động kinh giống với con người.

Paul Buckmaster, Tiến sĩ, giáo sư về thần kinh tại Đại học Stanford và một nhóm các bác sĩ thú y từ California đã nghiên cứu bộ não của sư tử biển cho thẩy có mối tương đồng giữa bộ não những con sư tử biển với não người hơn là những loài động vật khác. Điều này cho thấy sư tử biển có thể là động vật có giá trị trong cuộc chiến chống động kinh của con người.

Mặc dù cả sư tử biển và con người hiện chưa có cách nào để can thiệp trong điều trị và ngăn chặn bệnh động kinh phát triển, tuy nhiên đây là loài động vật được cho là thích hợp nhất để nghiên cứu các thuốc phòng chống căn bệnh động kinh. 

Ngựa: Bệnh quáng gà

Một nghiên cứu về bộ gen của loài ngựa Appaloosa ngựa cho thấy loài động vật này có thể nắm giữ chìa khóa để chữa bệnh quáng gà ở người. Ngoài ra ngựa còn là động vật có thể giúp con người tìm ra những nguyên nhân gây nên các bện vô sinh rối loạn cơ bắp…. 

Lợn: Bệnh tiểu đường

Năm 1922, Frederick Banting đã phát hiện ra việc sử dụng insulin để kiểm soát bệnh tiểu đường - đây là một cuộc cách mạng trong y học, đến nay insulin vẫn là giải pháp tối ưu để diều trị căn bệnh mãn tính này. Trong những năm đầu tiên insulin được triết xuất từ tuyến tụy của lợn hoặc bò tuy nhiên người ta đã thấy nó không đạt được độ tinh khiết cần thiết dùng cho người. Nên sau này người ta đã sử dụng công nghệ sinh học với kỹ thuật di truyền để sản xuất insulin. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật