Những người mắc bệnh béo phì, hen phế quản dễ nhiễm cúm A/H1N1

Hiện bệnh cúm A/H1N1 đã khá phổ biến tại cộng đồng, tốc độ lây lan nhanh chóng. Bệnh tăng hơn ở độ tuổi trẻ em, học sinh nhưng người cao tuổi, người mắc các bệnh mạn tính, thai phụ… mới là "đích ngắm" của virut cúm. Khi mắc bệnh dễ gây biến chứng và nguy cơ tử vong cao.

Theo một số tài liệu nghiên cứu của các nước, trong số những bệnh nhân mắc cúm A/H1N1 thì có tới 80% trong số đó đã có ít nhất một yếu tố nguy cơ bệnh tật kèm theo làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn hoặc phức tạp hơn cho điều trị. Hen suyễn là yếu tố nguy cơ phổ biến nhất, chiếm tới 41% mang thai (28%) trẻ em dưới 2 tuổi (12%), và bệnh nhân đái tháo đường (11%) suy giảm miễn dịch (9%) và bệnh tim mạch (9%).

Đối với các trường hợp tử vong tại Việt Nam trong thời gian qua, theo các nhà chuyên môn, trong số 15 bệnh nhân tử vong được điều tra hồi cứu, có 14 người có nguy cơ cao như tiền sử bệnh mạn tính mang thai béo phì các bệnh nhân đều nhập viện muộn trong khi tamiflu chỉ phát huy tác dụng nếu được sử dụng trong vòng 48 giờ từ khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh.

Nhóm người trẻ tuổi (chủ yếu là dưới 20 tuổi) dễ bị nhiễm cúm nhưng đa số biểu hiện bệnh không nặng, khả năng hồi phục nhanh chóng. Thời gian điều trị hết sốt kể từ sau khi bệnh khởi phát là 1 - 8 ngày (trung bình là 3 ngày.)

Người già, trẻ em phụ nữ mang thai và những người mắc các bệnh mạn tính dễ mắc cúm A/H1N1 là do hệ miễn dịch kém, chỉ cần có cơ hội tiếp xúc là virut cúm A/H1N1 có thể xâm nhập vào cơ thể, làm suy giảm hơn nữa sức đề kháng đây là thời điểm thuận lợi cho các loại virut vi khuẩn khác tấn công, nguy cơ bội nhiễm là rất lớn. Các virut cúm cũng có thể kết hợp với các ổ nhiễm khuẩn mạn tính ở răng lợi, miệng, tai mũi họng tấn công nhanh hơn đường hô hấp dưới.

Đối với nhóm bệnh mạn tính đường hô hấp hay gặp nhất là hen phế quản bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giãn phế quản xơ phổi các tác nhân cúm sẽ tác động trực tiếp vào hệ hô hấp nên bệnh diễn biến nhanh, nguy cơ tử vong cao.    

Đối với những người có bệnh lý rối loạn chuyển hoá và tim mạch như đái tháo đường xơ vữa động mạch đau thắt ngực mạn tính... thì virut cúm cũng là nguy cơ thúc đẩy các bệnh lý này diễn biến nặng hơn, nhất là khi cúm có xuất hiện các biến chứng và bội nhiễm.

Đối với những người có thai cũng có nhiều nguy cơ mắc bệnh vì bản thân khi có thai, người phụ nữ bị giảm miễn dịch khả năng chống đỡ với bệnh tật bị giảm nên dễ mắc bệnh hơn, nếu bị nhiễm virut cúm A/H1N1 thì càng nguy hiểm hơn, vì bệnh nặng hơn, khó điều trị và không chỉ ảnh hưởng đơn thuần đến thai phụ mà còn dẫn đến kết quả xấu cho thai nhi như sốt cao dễ làm sảy thai đẻ non; khó thở do viêm phổi thiếu ôxy làm cho  thai nhi bị suy trong tử cung dẫn đến thai chết lưu trẻ đẻ non, thiếu tháng, nhẹ cân, làm tăng tỷ lệ tử vong và bệnh tật.

Chính vì vậy, những người mắc bệnh mạn tính (tim mạch, hen lao phổi tiểu đường béo phì suy dinh dưỡng bệnh nhân AIDS...) người già trẻ em, thai phụ cần quan tâm tới sức khỏe tránh tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh, khi có biểu hiện bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, chữa kịp thời, tránh những biến chứng nặng có thể xảy ra làm nguy hiểm đến tính mạng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật