Viêm dạ dày mạn tính - những điều nên biết để phòng bệnh

Viêm dạ dày mạn thường thứ phát sau một số rối loạn tiêu hoá kéo dài hoặc rối loạn các chức năng tiêu hoá. Viêm dạ dày mạn tính có liên quan đến tuổi tác.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây viêm dạ dày là các yếu tố ngoại sinh như thuốc giảm đau chống viêm non steroid và steroid rượu các thức ăn quá nóng, quá lạnh, các thức ăn bị nhiễm khuẩn… các yếu tố nội sinh như stress (đặc biệt các stress gặp trong các chấn thương nặng, bỏng nặng, chấn thương sọ não…), tăng ure huyết trong suy thận tăng thể ceton trong đái tháo đường do dị ứng hoặc do xoắn khuẩn HP…

Nội soi giúp phát hiện bệnh lý ở dạ dày  

Nội soi giúp phát hiện bệnh lý ở dạ dày

Nhiễm HP (Helicobacter pylori) là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng việm dạ dày mạn tính. Ở một số người, HP có thể phá vỡ lớp bảo vệ bên trong dạ dày, gây ra những thay đổi trong niêm mạc của dạ dày.

Những người lớn tuổi có nguy cơ viêm dạ dày do niêm mạc dạ dày có xu hướng mỏng với độ tuổi, hơn nữa người lớn tuổi có nhiều khả năng có HP nhiễm khuẩn hoặc rối loạn tự miễn dịch hơn so với người trẻ tuổi.

Biểu hiện lâm sàng

Không có dấu hiệu lâm sàng đặc trưng của viêm dạ dày mạn. Bệnh nhân có những rối loạn cơ năng tương tự như rối loạn tiêu hoá xảy ra sớm sau khi ăn, nhất là sau bữa ăn trưa.

Đó là cảm giác nặng bụng ợ hơi nhức đầu mặt đỏ, cảm giác đắng miệng vào buổi sáng buồn nôn nôn, chán ăn, táo lỏng thất thường; nóng rát vùng thượng vị xuất hiện sau hoặc trong khi ăn, đặc biệt rõ sau khi ăn uống một số thứ: bia rượu, gia vị cay chua hoặc ngọt. Đau vùng thượng vị khó chịu, âm ỉ thường xuyên tăng lên sau khi ăn.

Biểu hiện viêm teo niêm mạc dạ dày là biểu hiện của giai đoạn cuối của viêm dạ dày mạn tính do nhiễm HP và tự miễn dịch.

Các triệu chứng của viêm dạ dày mạn do nhiễm HP thường ít biểu hiện, có thể gặp đau bụng chán ăn buồn nôn và nôn. Nặng hơn có thể gặp các triệu chứng do biến chứng của viêm teo niêm mạc dạ dày do nhiễm HP mạn tính như loét và ung thư dạ dày.

Biểu hiện của viêm teo niêm mạc dạ dày do tự miễn thường là các triệu chứng của thiếu hụt chất cobalamin (vitamin B12) mà nguyên nhân là do thiếu hụt chất có tác dụng giúp hấp thu vitamin B12. Bệnh khởi đầu âm thầm và tiến triển chậm chạp. Triệu chứng có thể gặp là: mệt mỏi hoa mắt chóng mặt ù tai hồi hộp đau ngực thậm chí là các biểu hiện của suy tim sung huyết.

Biểu hiện trên hệ tiêu hóa như: viêm lưỡi miệng, chán ăn tiêu chảy dẫn tới sụt cân. Biểu hiện trên hệ thần kinh là hậu quả do mất myelin ở cả thần kinh ngoại vi lẫn trung ương: rối loạn cảm giác yếu cơ mất điều hòa; dễ cáu kỉnh, giảm trí nhớ loạn thần...

Điều trị và dự phòng

Hiện nay, chưa có điều trị đặc hiệu. Một số thuốc thường sử dụng trong điều trị viêm dạ dày mạn tính: phối hợp hai kháng sinh nếu có vi khuẩn HP một kháng sinh thuộc nhóm imidazole (metronidazole, tinidazole) và một kháng sinh thuộc nhóm marcrolid (clarythromycin); một thuốc ức chế bơm proton (omeprazole, lansoprazole) hoặc thuốc ức chế thụ thể H2 (cimetidin, ranitidin..).

Ngoài ra, tùy theo điều kiện của bệnh nhân, tình trạng tổn thương, có thể sử dụng thêm các thuốc băng se niêm mạc dạ dày, trung hòa dịch vị nuôi dưỡng niêm mạc dạ dày sinh tố an thần. Thời gian điều trị tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân, nhưng tối thiểu là 4 - 6 tuần.

Bên cạnh đó, việc phối hợp với một chế độ ăn hợp lý giúp cải thiện bệnh. Bệnh nhân nên ăn chậm, nhai kĩ, ăn những loại thức ăn dễ tiêu, nấu chín kĩ, khoảng cách giữa các bữa ăn hợp lý; ăn tăng rau xanh hoa quả thức ăn giàu đạm, ít béo ít đường, nên kiêng ăn uống các chất kích thích như rượu bia thuốc lá cà phê ớt các đồ chua cay, cần có một chế độ lao động làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh lo âu căng thẳng tâm lý.

Tránh loại thức ăn quá nóng, quá lạnh hoặc cứng rắn. Cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra, trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến một năm thì nội soi dạ dày tá tràng một lần để kiểm tra, kịp thời xử lý các tổn thương nếu có.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật