Các chị em phụ nữ chú ý: Thịt đỏ làm tăng nguy cơ ung thư vú

So với những phụ nữ ăn một khẩu phần thịt đỏ mỗi tuần, phụ nữ ăn 1,5 khẩu phần thịt đỏ mỗi ngày tăng 22% nguy cơ ung thư vú.

Kết quả một nghiên cứu 20 năm trên gần 89.000 phụ nữ cho thấy những phụ nữ ăn thịt đỏ nhiều nhất bị tăng gần 25% nguy cơ ung thư vú

Tuy nhiên, thay thế khẩu phần ăn thịt đỏ hàng ngày bằng cá, các loại đậu, hạt và thịt gia cầm có vẻ làm giảm 14% nguy cơ ung thư vú

Người đứng đầu nghiên cứu Maryam Farvid thuộc khoa Dinh dưỡng Trường Đại học Y tế công cộng Harvard cho biết: ‘Cắt giảm thịt chế biến sẵn, hạn chế khẩu phần thịt đỏ và thay thế bằng kết hợp thịt gia cầm, cá, các loại đậu và các loại hạt trong giai đoạn đầu đời dường như có tác dụng phòng ngừa ung thư vú’.

Farvid cho biết, so với những phụ nữ ăn một khẩu phần thịt đỏ mỗi tuần, thì những phụ nữ ăn 1,5 khẩu phần thịt đỏ mỗi ngày dường như tăng 22% nguy cơ ung thư vú Và mỗi khẩu phần thịt đỏ tăng thêm cũng làm tăng thêm 13% nguy cơ ung thư vú.

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng ăn nhiều thịt gia cầm sẽ giảm nguy cơ này. Nhóm nghiên cứu cũng cho rằng, thay thế 1 khẩu phần thịt đỏ bằng 1 khẩu thịt gia cầm mỗi ngày làm giảm 17% nguy cơ ung thư vú nói chung và 24% nguy cơ này ở phụ nữ mãn kinh

Bà nói: ‘Giảm ăn thịt đỏ và thay thế bằng chế độ ăn lành mạnh giàu protein như thịt gà thịt gà tây, cá, đậu đậu lăng đậu Hà Lan và các loại hạt có thể ý nghĩa y tế công cộng quan trọng. Giảm khẩu phần thịt đỏ trong chế độ ăn không chỉ làm giảm nguy cơ ung thư vú mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính khác như bệnh mạch vành đột quỵ tiểu đường cũng như các dạng ung thư khác’.

Bà cho biết: ‘Vì đây chỉ là một nghiên cứu quan sát, nó chưa chứng minh được việc ăn nhiều thịt đỏ làm tăng nguy cơ ung thư vú. Và các lý do sinh học đằng sau mối liên quan thịt đỏ - ung thư vú - lại chưa biết rõ’.

Thịt đỏ được cho là làm tăng nguy cơ ung thư vú theo nhiều cách khác nhau. Nguyên nhân gây ung thư có thể bị đổ lỗi là do ‘quá trình chế biến thịt đỏ ở nhiệt độ cao;. Một khả năng khác là: hoóc-môn thường được dùng để làm trưởng khi chăn nuôi bò. Bà cũng lưu ý thêm: ‘Các chất bảo quản thực phẩm như nitratnitrit trong thịt chế biến sẵn có thể cũng liên quan với tăng nguy cơ ung thư vú’.

Trong nghiên cứu này, Farvid và các cộng sự đã thu thập dữ liệu của gần 89.000 phụ nữ trong độ tuổi từ 26 đến 45, đã tham gia trong Nghiên cứu Sức khỏe y tá II. Theo nghiên cứu này thì tất cả số phụ nữ tham gia đều hoàn thành bảng hỏi về chế độ ăn trong các năm 1991, 1995, 1999, 2003 và 2007.

Những người tham gia được hỏi về việc ăn thịt đỏ chưa chế biến hàng ngày như thịt bò thịt lợn, thịt cừu và thịt đỏ chế biến sẵn như xúc xích thịt hun khói và lạp xưởng.

Họ cũng được hỏi về khẩu phần họ ăn mỗi ngày: thịt gia cầm  (bao gồm thịt gà và thịt gà tây); cá (bao gồm cá thu cà hồi và cá mòi) và rau quả (bao gồm đậu, đậu lăng, đậu hà Lan và các loại hạt). Câu trả lời được xếp loại từ ‘không bao giờ hoặc ít hơn 1 lần/tháng’ đến ‘6 hoặc nhiều hơn 6 lần/ngày’.

Theo nghiên cứu này thì sau hơn 20 năm theo dõi có 2.830 phụ nữ bị phát triển ung thư vú.

Để xác định vai trò của thịt đỏ trong nguy cơ ung thư vú, nhóm của Favid cũng  tính đến nhiều yếu tố khác nhau như chiều cao cân nặng, sắc tộc, tiền sử gia đình bị ung thư vú tiền sử bệnh vú lành tính hút thuốc lá, tình trạng mãn kinh, hoóc-môn và việc dùng thuốc tránh thai đường uống. Họ cũng tính đến chế độ ăn của những người tham gia nghiên cứu khi ở lứa tuổi vị thành niên.

TS David Katz, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phòng ngừa thuộc Đại học Yale cho biết: ‘Bài báo này rất hữu ích trong việc chuyển tải kết quả nghiên cứu về mối liên quan giữa việc ăn thịt và nguy cơ ung thư vú thành các chiến lược giảm thiểu nguy cơ cụ thể, có thể thực hiện được’.

Katz nói: ‘Nhìn chung, thay một khẩu phần thịt hàng ngày bằng rau củ, cá hoặc thịt gia cầm có thể giảm khoảng 15-20% nguy cơ ung thư vú’.

TS Stephanie Bernik, giám đốc khoa Phẫu thuật ung thư tại Bệnh viện Lenox Hill ở thành phố New York cho biết: ‘Phụ nữ ăn ít thịt đỏ có thể có lối sống lành mạnh hơn và điều đó làm giảm nguy cơ ung thư Nguy cơ tăng liên quan đến thịt đỏ có thể chỉ có ở các hành vi không lành mạnh khác. Một lối sống lành mạnh có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư nói chung’.

Tuy nhiên, Bernik lưu ý rằng ăn nhiều thịt đỏ liên quan với tăng nguy cơ mắc các loại ung thư khác như ung thư tuyến tiền liệtung thư đại tràng

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật