Bật mí những lợi ích tuyệt vời từ hạt dẻ mà nhiều người chưa biết

Đã bắt đầu vào mùa hạt dẻ, những hạt dẻ tươi, ngon nhất sẽ được hái xuống, còn chờ gì nữa mà không thưởng thức thứ đặc sản của đất trời này bạn nhỉ!

Cây dẻ có tên khoa học là Aesculus hippocatanm, họ Hippocatanaceae. Cây này được biết tới nhờ hạt.

Bồi bổ cơ thể, chống mệt

Trong tất cả các loại hạt chỉ duy nhất hạt dẻ có chứa vitamin C. Các loại hạt dẻ khô chứa lượng vitamin khá cao từ 15,1 - 61,3mg/28,35g. Còn các loại hạt dẻ đã được nấu, hấp chín thì chứa khoảng 9,5 - 26,7mg vitamin vitamin C giúp mau đỡ mệt, giảm stress

Trong hạt dẻ còn chứa các vitamin nhóm B như folacin. Tất cả đều chứa những chất khoáng vi lượng đáng kể bao gồm: can xi, sắt, ma giê, phốt pho, man gan đồng selen kẽm. Ngoài ra đó còn là một nguồn kali đặc biệt dồi dào với số lượng 119 - 715mg trong 100g.

Theo dược hiện đại, hạt dẻ rất giàu tinh bột nên có thể cung cấp nhiều năng lượng. Theo Đông y, hạt dẻ vị ngọt tính ôn, vào tỳ, vị, có tác dụng bổ tỳ kiện vị. Tỳ vị chủ sự tiêu hóa cho nên nếu tỳ vị khỏe mạnh thì việc ăn uống và hấp thu thức ăn mới tốt.

Hạt dẻ rất giàu tinh bột nên có thể cung cấp nhiều năng lượng

Hạt dẻ rất giàu tinh bột nên có thể cung cấp nhiều năng lượng

Bảo vệ tim mạch

Các nghiên cứu đã chứng minh hạt dẻ có tác dụng trong việc bảo vệ tim mạch. Hạt dẻ giàu acid linoleic, một loại acid béo thuộc họ Omega-3 có tác dụng giúp kháng viêm và bảo vệ tim Đặc biệt, thành phần dầu trong hạt dẻ không cao cho nên nó không giống các loại hạt khác. Thành phần chất béo của hạt dẻ cũng ít hơn các loại hạt khác. Trong hạt dẻ còn chứa chất phytosterol được coi là chất giúp giảm sự hấp thu cholesterol vào trong máu.

Giảm nguy cơ tiểu đường: một số nghiên cứu cho thấy những người ăn hạt dẻ ít nhất 1 tuần/lần thì có thể giảm được 7% nguy cơ mắc bệnh này. Vì thế những chế phẩm từ hạt dẻ không những an toàn mà còn tốt cho người huyết áp cao, bệnh nhân đã được thay van tim nhân tạo và những người mắc bệnh tiểu đường

Hỗ trợ cho thận hư yếu

Theo Đông y, hạt dẻ ngoài công dụng bổ tỳ vị còn bổ thận cứng gân, có tác dụng trị bệnh đau lưng mỏi gối, bán thân bất toại đi tiểu nhiều do thận hư gây ra. Tương truyền rằng nhà thơ Tô Đông Pha (Trung Quốc, 1037 - 1101) vào những năm cuối đời khổ sở vì bệnh đau lưng đau chân và ông thường xuyên ăn hạt dẻ, ông đã viết mấy câu thơ tạm dịch như sau: “Già rồi thêm bệnh đau lưng mỏi gối, dùng bài thuốc cổ truyền - ăn hạt dẻ. Khách đến chơi, ai ai cũng khen, già rồi mà vẫn khoẻ mạnh, ăn thường xuyên bệnh tật sẽ lùi xa”.

Vì vậy người Trung Quốc gọi hạt dẻ là “quả của thận”.

Trị đau mỏi lưng gối do thận hư

50g nhân hạt dẻ, 1 quả cật heo. Hạt dẻ bổ đôi, cật heo bổ đôi, bỏ gân trắng, rửa sạch. Cho hai thứ vào nồi, đổ nước vừa đủ, ninh nhừ, chia làm vài lần ăn, khi ăn có thể cho thêm gia vị.

Trị tiêu chảy mạn tính

50g hạt dẻ, 1 cái dạ dày heo. Nhân hạt dẻ lấy dao bổ đôi dạ dày heo rửa sạch, thái miếng nhỏ. Cho hai thứ vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun nhỏ lửa cho đến khi hạt dẻ nhừ dạ dày heo chín, chia làm vài lần ăn uống nước canh. Khi ăn có thể cho thêm ít gia vị.

Trị viêm phế quản mạn tính, ho suyễn lâu ngày, thở dốc, mệt mỏi

100g nhân hạt dẻ, móng giò heo 2 cái. Hạt dẻ bổ đôi, móng giò rửa sạch. Cho vào nồi đổ nước vừa phải, đun nhỏ lửa 1 tiếng. Chia làm mấy lần ăn. Khi ăn cho thêm gia vị.

Trị trẻ nhỏ tiên thiên bất túc vừa sinh ra đã ốm yếu, thận khí hư nhược, chân yếu, chậm biết đi

Mỗi ngày cho ăn 2 hạt dẻ hong khô, có thể nghiền thành bột cho trẻ ăn .

Trị mất ngủ

Hạt dẻ hạt sen (bỏ tim) mỗi thứ 50g, táo tầu 5 - 7 quả, đường trắng 50g, cho lượng nước vừa phải hầm và uống trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ.

Trị giãn, trướng tĩnh mạch chân

Trong dân gian, người ta còn nhắc đến một công dụng rất đặc biệt của hạt dẻ, đó là tác dụng bảo vệ mạch máu chống viêm tĩnh mạch nổi gân xanh (suy tĩnh mạch mãn tính - hai bắp chân có nhiều “gân xanh” nổi cộm lên, chạy chằng chịt ngay ở dưới làn da phụ nữ thường hay bị khiến chân trông không được đẹp mắt) và bệnh trĩ

Thống kê cho thấy có đến 20 - 25% số phụ nữ và 10 - 15% số nam giới mắc chứng trương nở tĩnh mạch. Những người đứng suốt ngày do nghề nghiệp, ngồi văn phòng có tỷ suất bệnh này khá cao.

Một số thử nghiệm cho thấy

Uống cao hạt dẻ 400mg (chứa 75mg aescin) hàng ngày trong 6 tuần: giảm phù và triệu chứng suy tĩnh mạch mãn tính (Diehm C, Vollbrecht D, Amendt K. Vasa 1992).

Thử nghiệm khác so sánh tác dụng của hạt dẻ với phương pháp bó chặt trị suy tĩnh mạch mãn tính. Cho bệnh nhân uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên aescin 75mg trong 12 tuần. Kết quả là aescin đã làm giảm thể tích chân đáng kể, tương đương với phương pháp bó chặt, không có phản ứng phụ nào (Diehm C, Trampisch HJ, Lange S. The Lancet 1996).

Hoạt chất chính của hạt dẻ là aescin, một phức chất với saponin Aescin có tác dụng mạnh gấp 600 lần tanin, một flavonoid bảo vệ mạch máu.

Kết quả trị suy tĩnh mạch mãn tính của aescin (2 viên 300mg có 50mg aescin) tương đương oxyrutin (1000mg), tuy nhiên oxyrutin có tác dụng phụ còn hạt dẻ thì không (Rehn D, UnkaufM, Kiểm P. Arzneimittel- Forschung 1996).

Bên cạnh đó, quercetin trong hạt dẻ có tính thông tiểu nên làm giảm phù chân

Suy tĩnh mạch mãn tính có liên quan đến suy nhược collagen ở thành mạch máu. Tất cả các bệnh suy nhược collagen đều đáp ứng tốt với corticosterol. Trước đây người ta nhận thấy hạt dẻ làm giảm viêm, ngày nay có thể giải thích rằng cao hạt dẻ làm tăng lượng corticosterolhuyết nên giảm viêm.

Các triệu chứng suy tĩnh mạch mãn tính, thiểu năng tĩnh mạch não đều được cải thiện bằng hạt dẻ (Shah D., 1997).

Với tác dụng bảo vệ thành mạch máu, các nhà nghiên cứu khuyên nên dùng hạt dẻ phụ trị bệnh suy tĩnh mạch mãn tính, nổi gân xanh, ngừa tai biến não do xuất huyết bệnh trĩ Khi ăn hạt dẻ cần chú ý không ăn các loại hạt đã có dấu hiệu mốc hỏng. Khi bóc hạt dẻ nếu thấy màu sắc bên trong thay đổi thì cần phải bỏ ngay. Ăn lượng vừa đủ, đều đặn hàng ngày sẽ giúp phát huy được tác dụng của hạt dẻ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật