​Thực phẩm bẩn - Mối nguy hại thường trực với lá gan của bạn

Gan tham gia quá trình tiêu hóa, hấp thụ thức ăn, tạo ra các chất quan trọng sử dụng cho cơ thể, chuyển hóa thuốc chữa bệnh, lọc máu, giải độc. Nếu ăn phải thực phẩm bẩn không an toàn, thì lâu ngày, chất độc tích tụ gây tổn thương gan.

 Các hóa chất độc hại vi khuẩn nấm mốc khi vào cơ thể nếu không gây ra ngộ độc cấp phát ban nôn oẹ… thì lâu dài cũng tích tụ dần dần trong cơ thể người dùng và từ từ phá hủy gan gây viêm gan mãn tính gan nhiễm mỡ và nhiều bệnh gan khác với các triệu chứng:

-    Mệt mỏi, ăn khó tiêu sợ mỡ/chất béo, có thể thấy buồn nôn da và mắt thay đổi màu sắc bất thường, trở nên vàng da khô sạm, nhiều trứngdị ứng mề đay, mẩn ngứa….

-    Đau tức vùng hạ sườn phải

-    Nước tiểu ít sậm màu có cảm giác buốt rát, phân xám hoặc bạc màu

-    Ngứa kéo dài và lan rộng

-    Thay đổi cân nặng bất thường



-    Bị rối loạn giấc ngủ rối loạn tâm thần

-    Mất/giảm ham muốn tình dục  
 
Những thách thức

-    Sự bùng nổ dân số cùng với đô thị hóa mạnh mẽ nhanh dẫn đến thay đổi thói quen ăn uống của nhân dân, thúc đẩy phát triển dịch vụ ăn uống trên hè phố tràn lan, khó có thể đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thực phẩm chế biến sẵn ngày càng nhiều, các bếp ăn tập thể gia tăng … là nguy cơ dẫn đến hàng loạt vụ ngộ độc.

Bên cạnh đó, sự gia tăng dân số nhanh còn làm khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, trong đó nguồn nước sạch sử dụng cho sinh hoạt và ăn uống thiếu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

-    Ô nhiễm môi trường: Sự phát triển của các ngành công nghiệp dẫn đến môi trường ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến vật nuôi và cây trồng. Mức độ thực phẩm bị nhiễm bẩn tăng lên, đặc biệt là các vật nuôi trong ao hồ có chứa nước thải công nghiệp, lượng tồn dư một số kim loại nặng ở các vật nuôi cao.

-    Sự phát triển của khoa học công nghệ: Việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất, chế biến thực phẩm làm cho nguy cơ thực phẩm bị nhiễm bẩn ngày càng tăng do tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản trong rau quả; tồn dư thuốc thú y trong thịt thực phẩm sử dụng công nghệ gen sử dụng nhiều hóa chất độc hại, phụ gia không cho phép cũng như nhiều quy trình không đảm bảo vệ sinh gây khó khăn cho công tác quản lý, kiểm soát.

Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay

Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta chuyển sang cơ chế thị trường. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại. Trong sản xuất thực phẩm việc sử dụng các chất phụ gia trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khát sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay giò chả ô mai lạc chiên … Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. Tình hình sản xuất thức ăn đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn đang xảy ra.

Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu diệt cỏ, hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản không theo đúng quy định gây ô nhiễm nguồn nước cũng như tồn dư các hóa chất này trong thực phẩm

Việc bảo quản lương thực thực phẩm không đúng quy cách tạo điều kiện cho vi khuẩnnấm mốc phát triển đã dẫn đến các vụ ngộ độc thực phẩm

các bệnh do thực phẩm gây nên không chỉ là các bệnh cấp ính do ngộ độc thức ăn mà còn là các bệnh mạn tính do nhiễm và tích lũy các chất độc hại từ môi trường bên ngoài vào thực phẩm, gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, đặc biệt là bệnh gan tim mạch, và ung thư

Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới đánh giá chính xác các chương trình hành động đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn cầu đã xác định được nguyên nhân chính gây tử vongtrẻ em là các bệnh đường ruột, phổ biến là tiêu chảy Đồng thời cũng nhận thấy nguyên nhân gây các bệnh trên là do thực phẩm bị nhiễm khuẩn Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, trong 10 nguyên nhân gây tử vong thì nguyên nhân do vi sinh vật gây bệnh đường ruột đứng thứ 2.

Nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm

Do quá trình chăn nuôi, gieo trồng, sản xuất thực phẩm, lương thực

-    Thực phẩm bẩn có nguồn gốc từ gia súc, gia cầm bị bệnh hoặc thủy sản sống ở nguồn nước bị nhiễm bẩn.

-    Các loại rau, quả được bón quá nhiều phân hóa học, sử dụng thuốc trừ sâu không cho phép hoặc cho phép nhưng không đúng về liều lượng hay thời gian cách ly. Cây trồng ở vùng đất bị ô nhiễm hoặc tưới phân tươi hay nước thải bẩn. Sử dụng các chất kích thích tăng trưởng thuốc kháng sinh

Do quá trình chế biến không đúng

-    Quá trình giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm, quá trình thu hái lương thực, rau, quả không theo đúng quy định.

-    Dùng chất phụ gia không đúng quy định của Bộ Y tế để chế biến thực phẩm

-    Dùng chung dao thớt hoặc để lẫn thực phẩm sống với thực phẩm chín

-    Dùng khăn bẩn để lau dụng cụ ăn uống

-    Bàn chế biến thực phẩm, bàn ăn hoặc dụng cụ ăn uống nhiễm bẩn. Không rửa tay trước khi chế biến thực phẩm, nhất là khi chuẩn bị thực phẩm cho trẻ em.

-    Người chế biến thực phẩm đang bị bệnh truyền nhiễm, ỉa chảy đau bụng nôn, sốt ho hoặc nhiễm trùng ngoài da.



-    Rửa thực phẩm, dụng cụ ăn uống bằng nước nhiễm bẩn.

-    Nấu thực phẩm chưa chín hoặc không đun lại trước khi ăn

Do quá trình sử dụng và bảo quản không đúng

-    Dùng dụng cụ sành, sứ, sắt tráng men, nhựa tái sinh,… bị nhiễm chất chì để chứa đựng thực phẩm

-    Để thức ăn qua đêm hoặc bày bán cả ngày ở nhiệt độ thường; thức ăn không được đậy kỹ, để bụi bẩn, các loại côn trùng gặm nhấm, ruồi và các động vật khác tiếp xúc gây ô nhiễm.

-    Do thực phẩm bẩn bảo quản không đủ độ lạnh hoặc không đủ độ nóng làm cho vi khuẩn vẫn phát triển.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật