Cotison, hydrocortison: Những chú ý về công dụng, cách dùng

Các tác dụng này có cơ chế liên quan với nhau. Ở liều thấp, chỉ thể hiện tính chống viêm, chống dị ứng; ở liều cao thể hiện thêm tính ức chế miễn dịch

Vai trò chống viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch

Các tác dụng này có cơ chế liên quan với nhau. Ở liều thấp, chỉ thể hiện tính chống viêm, chống dị ứng; ở liều cao thể hiện thêm tính ức chế miễn dịch:

- Làm bền vững màng lysosom. Ngăn phóng thích các yếu tố tác động lên mạch máu các yếu tố thu hút hóa ứng động. Giảm bài tiết các enzym hủy protein và mô mỡ.

- Làm tăng nồng độ lipocortin, ức chế phospholipase, ức chế cyclo-oxygennase-2 giảm sản sinh ra chất gây viêm prostaglandin

- Làm giảm tế bào lympho bạch cầu ưa eosin, bạch cầu đơn nhân ở máu ngoại biên và giảm sự di chuyển của chúng vào các mô để gây hiên tượng viêm.

- Ức chế việc sản xuất các chất đáp ứng miễn dịch cytokin như interleukin-1- 6 và TNF (từ đại thực bào tế bào đơn nhân), inteulerkin -1-2-3-6 và TNF (từ lympho bào), nên chống dị ứng chống viêm, khi nồng độ cao thì ức chế miễn dịch.

Ngay khi không suy thượng thận vẫn dùng hydrocortison trong chống viêm dị ứng bệnh tự miễn Những bệnh thường dùng: dị ứng hen phế quản eczema liken hóa lupus ban đỏ dạng đĩa, bệnh vảy nến viêm da tiết bã (trừ ở mặt). Đây là chỉ định có cân nhắc. Có thể dùng hydrocortison hay dùng các corticoid tổng hợp khác thay thế. Trường hợp cần một tác dụng chống viêm chống dị ứng, ức chế miễn dịch mạnh thì nên chọn nhóm các corticoid tổng hợp khác (vì nhóm  tác dụng mạnh hơn, ít tác dụng hoóc-môn).

Những bệnh thường dùng corticoid: dị ứng, hen phế quản, eczema, liken hóa, lupus ban đỏ dạng đĩa, bệnh vảy nến, viêm da tiết bã

Những bệnh thường dùng corticoid: dị ứng, hen phế quản, eczema, liken hóa, lupus ban đỏ dạng đĩa, bệnh vảy nến, viêm da tiết bã

Những chú ý khi dùng chống viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch

Tùy theo bệnh, trạng thái bệnh, mà chọn dạng bào chế phù hợp theo một só nguyên tắc:

Dạng thuốc uống hay tiêm: khi cần chống viêm dị ứng thể nhẹ (ngứa, phát ban…) dùng dạng uống (viên 10mg); thể nặng (cơn hen cấp, sốc phản vệ…) dùng dạng tiêm (dẫn chất hydrocortison 21-acetat, lọ dịch treo 5ml = 125mg, hay solucortef 25mg). Không dùng dạng tiêm, dạng uống kéo dài quá 10 ngày.

Dạng thuốc dùng ngoài: tùy theo vị trí: ở vị trí da niêm mạc mỏng mảnh hoặc da của trẻ em chỉ được dùng loại yếu, nồng độ thấp, đặc biệt không được bôi lên mặt. Tùy theo thể: thể cấp có chảy nước màu vàng cần dùng loại có độ loãng cao (như cream); thể mạn khô, tróc vảy thì dùng dạng có “độ đặc” hơn (như thuốc mỡ); nếu dùng  loại nhũ tương chứa cortioid mạnh  thì ở thể cấp chảy nước hoặc mạn, có vảy khô trên da dùng dạng nhũ tương có nhiều nước (30% dầu, 70% nước), nếu ở vùng đầu hay vùng có lông thì dùng loại nhũ tương có nhiều dầu (70% dầu, 30% nước).

Trên thị trường thường có hydrocortison dùng ngoài dưới dạng  caceponat dạng 21- acetat 17-propionat (biệt dược: Effticort- Retef) dạng 17 - alpha butyrat (biệt dược: Alfasol- Cortadin- Laticort) dạng 17- alpha butyrat 21-propionat  (biệt dược: Pandel) dạng  21-bedazac  ester (biệt dược: Vesacor).

Eczema

Eczema

Tác dụng phụ và cách khắc phục:

Gây suy thận cấp: ngừng dùng đột ngột sẽ gây suy thận cấp Không ngừng đột ngột, nếu dùng kéo dài cần dùng xen kẽ ACTH.

Gây rối loạn chất điện giải - nước, tăng huyết áp (HA): hydrocortison giữ Na+, ứ nước, hạ K+ máu, gây rối loạn cơ tim cơ vận động, làm tăng đường huyết co mạch, tăng HA. Không dùng liều cao/ và hoặc kéo dài (vì dễ bị tai biến này).

Gây loét dạ dày và tá tràng: hydrocortison ức chế tiết ra chất bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng (prostaglandin); kích thích tiết dịch vị (axít chlohydric), gây viêm dạ dày tá tràng; nếu có sẵn bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thì có thể gây xuất huyết đột ngột. Không dùng với  người có tiền sử hay đang bị bệnh này

Làm tăng khả năng bị nhiễm khuẩn: Khi nhiễm khuẩn nhẹ dùng kháng sinh (ức chế vi khuẩn) phối hợp với hydrocorison (chống viêm) sẽ làm giảm triệu chứng, khỏi bệnh sớm. Khi nhiễm khuẩn nặng không được dùng phối hợp, vì hydrocortison làm suy giảm miễn dịch tăng  nặng sự nhiễm khuẩn.

Gây loãng xương: khoảng 30 - 50% người bệnh dùng hydrocortison liều cao và /hoặc lâu dài sẽ bị tăng thải Ca++ dẫn đến loãng xương Tuy nhiên, dạng coricoid hít dùng kiểm soát  hen  phế quản lâu dài chưa thấy gây ra tai biến này.Cần chủ động bổ sung Ca vitamin D ngay khi có ý định dùng hydrocotison lâu dài.

Vảy nến

Vảy nến

Gây rối loạn tâm thần trầm cảm: uống hay tiêm hydrocortison nhất là dùng liều cao và/ hoặc  kéo dài sẽ bị các rối loạn tâm thần hay gặp trên những người có tiền sử tâm thần. Rối loạn tâm thần gồm các triệu chứng đơn lẻ hay kết hợp: thay đổi tính tình, lo lắng, sợ hói, kích thích, cáu bẳn, hưng phấn hay lãnh đạm, thờ ơ mất ngủ li bì trầm cảm Ở trẻ em: hay có các rối loạn hành vi như nói lắp, quấy khóc. Dùng ngắn ngày có xu hướng bi hưng cảm; dùng dài ngày  có xu hướng bị trầm cảm Rối loạn nhận thức gồm thiếu hụt về trí nhớ ngôn ngữ, lời nói các bệnh dị ứng tự miễn (nói trên) thường kéo dài, không chữa khỏi, tàn phá thể lực gây stress nặng, tự nó đã gây trầm cảm Hydrocortison là tác nhân phối hợp làm xuất hiện hay nặng thêm bệnh. Hai loại rối loạn trên sẽ hồi phục sau khi ngừng thuốc, nhanh hay chậm tùy mức. Biện pháp khắc phục là giảm dần đến liều tối thiểu, sau đó ngừng hẳn thuốc.

Gây các tai biến về mắt: từ thập niên 50 các thầy thuốc đã dùng corticoid (đơn độc hay phối hợp với các thuốc khác) trong các bệnh về mắt (như viêm kết mạc dị ứng viêm bờ mi viêm kết mạc viêm màng bồ đào viêm nội nhãn…). Corticoid có tính chống viêm chống dị ứng làm giảm rất nhanh các triệu chứng khó chịu, bệnh chóng khỏi. Tuy nhiên, vì sùng bái cái lợi trước mắt này, có người cứ hễ bị đau mắt là tự ý dùng, không cân nhắc kỹ lưỡng nên bị tai biến.

Coriticoid ức chế miễn dịch làm giảm hay mất hẳn khả năng đề kháng của mắt. Khi bị bệnh nhiễm khuẩn nhẹ hay không do nhiễm khuẩn, nếu dùng đúng liều, trong thời gian ngắn sẽ tốt nhưng nếu cứ dùng kéo dài thì corticoid sẽ thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn nấm gây đục thủy tinh thể mờ mắt. Nếu bệnh nhiễm khuẩn nặng, ngay khi dùng thuốc tra mắt có chứa kháng sinh phối hợp với corticoid, kháng sinh cũng không phát huy được hiệu lực, bệnh sẽ nặng thêm. Hydrocortison ức chế miễn dịch, thúc đẩy sự phát triển của nấm vi khuẩn gây đục thủy tinh thể.

Ban đỏ dạng đĩa

Ban đỏ dạng đĩa

Corticoid gây tích tụ chất glycosaminoglycan, tăng sản xuất chất protein-TIGR (Trabercular meshowrk-Inducible Glucocortcoid Respone) làm bít các lỗ bè, kết quả là làm tăng nhãn áp gây bệnh glaucoma góc mở thứ phát.

Tác dụng phụ này xuất hiện sau vài tuần với loại mạnh (biệt dược: dexaclor, polydexa, maxitrol, predfort), sau vài tháng với loại nhẹ (biệt dược: fluometholon); hay gặp hơn với dạng tra trực tiếp vào mắt, thứ đến là dạng tiêm nội nhãn, không mấy khi gặp ở dạng tiêm, uống, khí dung; hay gặp ở người có tiền sử gia đình bị glaucoma nguyên phát, bị cận thị cao đái tháo đường bệnh tổ chức liên kết. Biểu hiện rất kín đáo. Hầu như không có triệu chứng cơ năng (không đau nhức, không đỏ mắt) nên người bệnh đến muộn, buộc phải phẫu thuật, sau đó chức năng thị giác rất kém. Nếu không chữa sớm, sẽ bị mù.

Coricoid còn làm mỏng giác mạc Trong một số bệnh về mắt như: rách loét giác mạc nếu không biết mà dùng thuốc tra mắt có chứa corticoid thì sẽ bị  thủng giác mạc.

Chỉ dùng hyrocortison tra mắt khi thật cần với thời gian ngắn. Không được lạm dụng, không dùng kéo dài và trong một số trường hợp tuyệt đối không dùng như  rách loét giác mạc

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật