Một số loại thuốc chống lao phổ biến trong quá trình điều trị bệnh lao

Trong quá trình điều trị bệnh lao bệnh nhân phải tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị lao của bác sĩ thời gian và liều lượng sử dụng thuốc Việc điều trị bệnh lao phụ thuộc rất nhiều vào thuốc tuy nhiên các loại thuốc chống lao thường dùng mang lại một số tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. 

Sự cần thiết của thuốc chống lao trong quá trình điều trị

Bệnh lao chủ yếu do vi khuẩn lao gây ra người bình thường khi hít phải vi khuẩn lao sẽ nhiễm lao vi khuẩn lao rất khó tiêu diệt bởi lớp vỏ của vi khuẩn lao có thể chống lại tất cả những tác động từ bên ngoài, acid và kiềm. Trong điều kiện tự nhiên, nó có thể tồn tại từ 3 - 4 tháng, còn trong phòng thí nghiệm thì có thể đến vài năm. 

Chính vì vậy, việc điều trị bệnh lao cần đến những loại kháng sinh đặc trị. Thuốc chống lao hiện nay chia làm hai loại: thuốc thiết yêu và thuốc thứ yếu. 

- Thuốc thiết yếu bao gồm : Isoniazid, rifampicin, etham – butol, pyrazinamaid, streptomycin và thiacetazon.

- Thuốc thứ yếu bao gồm : ethionamid, prothionamid, PAS, cycloserein, kanamycin và capreomycin.

Ít nhất phải có sự kết hợp của ba loại thuốc chống lao trong việc điều trị. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào thể bệnh, mức độ nặng nhẹ, đã điều trị bệnh lao hay lần đầu tiên,...

Một số loại thuốc chống lao thường dùng

Isoniazid (Rimifon, INH, H)

Isoniazid là dẫn xuất của acid isonicotinic, vừa có tác dụng kìm khuẩn, vừa có tác dụng diệt khuẩn. Nồng độ ức chế tối thiểu đối với vi khuẩn lao 0,025 - 0,05 mcg/ml. Khi nồng độ cao trên 500mcg/ml, thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn khác. Thuốc có tác dụng trên vi khuẩn đang nhân lên cả trong và ngoài tế bào, kể cả trong môi trường nuôi cấy.

Isoniazid là thuốc chống lao thường dùng điều trị tất cả các thể lao

Isoniazid là thuốc chống lao thường dùng để điều trị tất cả các thể lao

Tác dụng phụ trong quá trình điều trị bệnh lao:

- dị ứng thuốc buồn nôn, nôn chóng mặt táo bón khô miệng thoái hoá bạch cầu hạt thiếu máu

- viêm dây thần kinh ngoại vi chiếm 10 - 20%, đặc biệt hay gặp ở bệnh nhân dùng liều cao, kéo dài nghiện rượu suy dinh dưỡng và tăng glucose máu vitamin B6 có thể làm hạn chế tác dụng không mong muốn này của isoniazid.

- viêm dây thần kinh thị giác

- vàng da viêm ganhoại tử tế bào gan thường hay gặp ở người trên 50 tuổi và những người có hoạt tính acetyltransferase yếu. Cơ chế gây tổn thương gan của isoniazid đến nay vẫn chưa được giải thích đầy đủ. Có giả thuyết cho rằng, acetylhydrazin chất chuyển hóa của isoniazid bị chuyển hóa qua cytocrom - P450 sinh ra gốc tự do gây tổn thương tế bào gan.

Rifampicin (RMP, R)

Rifampicin là kháng sinh bán tổng hợp từ rifamycin B có tác dụng diệt khuẩn cả trong và ngoài tế bào, chuyển hóa và thải trừ chậm so với các chất cùng nhóm.

Rifampicin có tác dụng diệt khuẩn cả trong và ngoài tế bào

Rifampicin có tác dụng diệt khuẩn cả trong và ngoài tế bào

Tác dụng:

- Thuốc không chỉ có tác dụng diệt vi khuẩn lao, phong, mà còn diệt cả các vi khuẩn gram âm, E-coli, trực khuẩn mủ xanh, Haemophilus influenzae, Nesseria meningitis.

- Rifampicin diệt vi khuẩn cả trong và ngoài tế bào. Trong môi trường acid, tác dụng của thuốc mạnh gấp năm lần.

Tác dụng phụ:

- phát ban (0,8%); buồn nôn nôn (1,5%); Sốt (0,5%); rối loạn sự tạo máu.

- vàng da viêm gan rất hay gặp ở người có tiền sử bệnh gan nghiện rượu và cao tuổi. Tác không mong muốn này tăng lên khi dùng phối hợp với isoniazid. 

Ethambutol (EMB, E)

Ethambutol là thuốc tổng hợp, tan mạnh trong nước và vững bền ở nhiệt độ cao, có tác dụng kìm khuẩn lao mạnh nhất khi đang kỳ nhân lên, không có tác dụng trên các vi khuẩn khác

Ethambutol là thuốc chống lao kìm khuẩn lao mạnh nhất

Ethambutol là thuốc chống lao kìm khuẩn lao mạnh nhất

Tác dụng phụ: rối loạn tiêu hóa đau đầu đau bụng đau khớp, phát ban, sốt, viêm dây thần kinh ngoại vi, nhưng nặng nhất là viêm dây thần kinh thị giác gây rối loạn nhận biết màu sắc. 

Streptomycin (SM , S).

Streptomycin là kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid có tác dụng diệt khuẩn lao mạnh đặc biệt vi khuẩn trong hang lao và một số vi khuẩn Gram (+) và Gram (-). Nồng độ 10mcg/ml có tác dụng diệt vi khuẩn lao.

Streptomycin là một trong các loại thuốc chống lao diệt vi khuẩn trong hang lao

Streptomycin là một trong các loại thuốc chống lao diệt vi khuẩn trong hang lao

Được phối hợp với các loại thuốc chống lao khác để điều trị bệnh lao. Tiêm bắp hàng ngày hoặc cách ngày liều 15mg/kg thể trọng, tối đa không vượt quá 1g/ngày. Đối với người cao tuổi, liều dùng 500 - 750mg/ngày.

Pyrazinamid (Z, PZA)

Pyrazinamid là thuốc có nguồn gốc tổng hợp, ít tan trong nước, tác dụng mạnh trong môi trường acid có tác dụng kìm vi khuẩn lao có cấu trúc tương tự như nicotinamid. Thuốc diệt vi khuẩn lao trong đại thực bào có pH acid và tế bào đơn nhân với nồng độ 12,5mcg/ml, đặc biệt khi vi khuẩn đang nhân lên.

Pyrazinamid là thuốc diệt khuẩn lao trong đại thực bào

Pyrazinamid là thuốc diệt khuẩn lao trong đại thực bào

Pyrazinamid thường phối hợp với các loại thuốc chống lao khác để điều trị bệnh lao trong sáu tháng đầu, sau đó thay bằng thuốc khác. Liều trung bình người lớn 1,5 -2,0 g/ngày và trẻ em 35mg/kg/ngày.

Tác dụng phụ

- Đau bụng chán ăn buồn nôn nôn, sốt nhức đầu đau khớp

- Thuốc có thể gây tổn thương tế bào gan, vàng da ở 15% số bệnh nhân. Do vậy, khi điều trị bệnh lao cần kiểm tra chức năng gan trước và trong điều trị. Nếu có dấu hiệu giảm chức năng gan phải ngừng thuốc.

- Do cạnh tranh với acid uric ở hệ vận chuyển tích cực tại ống thận pyrazinamid có thể gây tăng acid uric máu.

Việc sử dụng các loại thuốc chống lao thường dùng làm sao để tránh được những tác dụng phụ của thuốc chống lao đồng thời tăng sức đề kháng cho người bệnh là điều được giới chuyên môn rất quan tâm. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật