Điều trị và dự phòng ối vỡ non ở thai phụ như thế nào?

Ối vỡ non là một biến cố trong quá trình thai kỳ, là mối lo lắng của các bà mẹ khi mang thai, mối đau đầu với các bác sĩ.

Ối vỡ non dẫn đến sinh non và gây ra hàng loạt các biến chứng cho thai nhi như: nhiễm khuẩn ối nhiễm trùng bào thai hội chứng suy hô hấp xuất huyết não thất xuất huyết giảm tiểu cầu hoại tử ruột, nhiễm trùng huyết và bất thường chức năng vận động, thần kinh. Cần hiểu rõ bệnh lý và mối nguy hiểm để có kế hoạch dự phòng trước, tránh không để xảy ra điều đáng tiếc.

Vai trò của dịch ối trong thai kỳ

Dịch ối thường được sản xuất liên tục, sau tuần lễ 16 của thai kỳ phần lớn dịch ối tùy thuộc vào lượng nước tiểu của thai nhi sản xuất ra. Ngoài ra, dịch ối cũng được bài tiết từ màng nhau, nhau dây rốn và dịch phổi thai nhi góp phần lên lượng nước ối trong tử cung. Dịch ối bảo vệ thai nhi tránh khỏi nhiễm trùng, chấn thương và tránh được sự chèn ép của dây rốn. Dịch ối giúp cho thai nhi vận động tốt trong buồng tử cung của người mẹ, có dịch ối, thai nhi cử động tốt, thở, giúp phổi thai nhi trưởng thành, lồng ngực và tứ chi phát triển cân đối. Một khi có sự giảm dịch ối sẽ dẫn đến chèn ép dây rốn và giảm sự tưới máu thai. Ối vỡ cũng làm mất hiệu quả bảo vệ thai nhi.

Ối vỡ non là một biến cố trong quá trình thai kỳ

Ối vỡ non là một biến cố trong quá trình thai kỳ

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân của ối vỡ non không được biết rõ ràng. Hiện nay, một số các yếu tố nguy cơ gây ra ối vỡ non đã có những bằng chứng xác thực. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như: giang mai lậu, herpers sinh dục... và các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới như viêm âm đạo do vi trùng, do nấm do Trichomonas viêm cổ tử cung Đây là thủ phạm đóng vai trò trong ối vỡ non. Những nguyên nhân làm thai nhi bình chỉnh không tốt gây ra ối vỡ non như ngôi thai bất thường, ngôi ngang, ngôi mông, nhau tiền đạo đa ối đa thai khung chậu hẹp. Người mẹ trong lúc mang thaihút thuốc lá, gây ối vỡ non cao gấp đôi ở những không hút thuốc lá trong thai kỳ Ngoài ra các yếu tố khác cơ địa cổ tử cung ngắn dưới 35 cm, hở eo tử cung thể trạng suy dinh dưỡng ăn uống kém. Có tiền căn ối vỡ non.

Từ nguyên nhân và các yếu tố gây ra ối vỡ non biến chứng chính là nhiễm trùng tử cung, tác nhân do Neisseria gorrnorrhoae, Chlamydia trachomatis và Septocoocuc nhóm B. Biến chứng khác của ối vỡ non sa dây rốn nhau bong non

Chẩn đoán

Chẩn đoán ối vỡ non dựa trên các dấu hiệu: ra dịch ở âm đạo và xác định đó là dịch ối. Trong trường hợp điển hình người mẹ thấy ra dịch âm đạo lượng nhiều hoặc ra dịch rỉ rả âm đạo, đặc biệt khi đóng băng vệ sinh thấy dịch trắng thấm ướt băng vệ sinh, có mùi tanh nồng. Trong một số trường hợp kèm đau bụng sốt. Vì nguy cơ nhiễm trùng do giai đoạn tiềm thời của cuộc chuyển dạ kéo dài cho đến lúc sanh, không nên khám âm đạo bằng tay nhiều lần. Đặt mỏ vịt vô trùng để chẩn đoán xác định ối vỡ, quan sát thấy nước ối đọng lại ở âm đạo hay chảy ra từ cổ tử cung, có thể ấn vào đáy tử cung trên thành bụng hay nói người mẹ ho lên một tiếng sẽ làm tăng áp lực ổ bụng để thấy dịch ối chảy ra từ lỗ cổ tử cung. Lấy dịch ối âm đạo làm xét nghiệm để tìm Neisseria gorrnorrhoae, Chlamydia trachomatis và Septocoocuc nhóm B. Đồng thời làm xét nghiệm dịch ối tìm độ trưởng thành của thai nhi.

Trên lâm sàng làm Nitrazine test: để xác định dịch ối do dựa vào độ pH của dịch ối. Nitrazine test dương tính khi giấy quỳ từ màu cam chuyển sang màu xanh. Ngoài ra có thể xét nghiệm để xác định dịch ối bằng soi dịch ối trên kính hiển vi thấy hình kết tinh thành là dương xỉ. Siêu âm đánh giá tình trạng thai nhi và thể tích nước ối có sự thay đổi so với lần siêu âm trước.

Điều trị

Mục tiêu làm sao duy trì thai nhi trong tử cung người mẹ càng đến ngày đủ tháng là lý tưởng nhất. Tùy thuộc vào nhiều yếu tố: tuổi thai lúc vỡ ối, tình trạng sức khỏe của thai nhi, khả năng chăm sóc trẻ sơ sinh có chuyển dạ chưa, có nhiễm trùng hay không, lượng nước ối còn lại qua siêu âm và mức độ trưởng thành của thai nhi. Ngoài còn phụ thuộc các yếu tố khác như: số con, tiền căn mổ lấy thai…

Mức độ điều trị như sau:

Ối vỡ non ở thai nhi đã trưởng thành với tuổi thai ≥ 37 tuần.

Chuyển dạ sẽ xảy ra trong vòng 24 giờ sau đó. Trường hợp cổ tử cung thuận lợi, khởi phát chuyển dạ bằng Oxytocin tiêm truyền hướng sanh ngã âm đạo. Đồng thời phải theo dõi sát tim thai và cơn gò tử cung trên monitoring sản khoa. Trường hợp cổ tử cung không thuận lợi, có kèm theo yếu tố nhiễm trùng, cần thiết phải dùng kháng sinh Ampicillin 2g tiêm tĩnh mạch chậm hay nhóm kháng sinh Cephalosporin thế hệ thứ 3 và theo dõi trong vòng 12 giờ đánh giá lại tình trạng mẹ và thai nhi, một khi diễn tiến thuận lợi cổ tử cung xóa mở tốt, ngôi thai tiến triển thuận lợi, khung chậu người mẹ rộng rãi, nhiễm trùng được kiểm soát tiếp tục hướng cho sanh ngã âm đạo, Một khi không thuận lợi mổ lấy thai khi có chỉ định. 

Ối vỡ non ở tuổi thai 34 - 36 tuần tuổi:

Thai sống được khi chấm dứt thai kỳ điều trị lúc này tùy thuộc vào từng trường hợp. Cần theo dõi sát tình trạng thai nhi trên monitoring và nguy cơ nhiễm trùng, dùng kháng sinh dự phòng Septocoocuc nhóm B. Trong y văn với những thai nhi từ 34 - 36 tuần không cần dùng Corticoid vì phổi đã trưởng thành nhưng trên thực tế những trẻ sanh thường dưới 37 tuần sanh ra bé vẫn có dấu hiệu thở rên và suy hô hấp vì vậy chúng tôi vẫn dùng Corticoid cho người mẹ giúp cho phổi thai nhi được trưởng thành tốt. Đồng thời giám sát kỹ lượng nước ối bằng siêu âm mỗi ngày cũng như tình trạng thai nhi. Chấm dứt thai kỳ một khi có sự cần thiết.

Ối vỡ non ở tuổi thai 32 - 33 tuần tuổi:

Nguy cơ non tháng sẽ thấp và sinh bé ra có khả năng sống độc lập một khi phổi thai nhi đã được hỗ trợ bằng Corticoid sau 48 giờ tiêm bắp cho mẹ với thuốc biệt dược Dispropan 5,2 mg/ống dùng liều thứ nhất với 2 ống, và dùng liều thứ 2 liều cách liều 1 là 24 giờ. Đồng thời dùng thuốc kháng sinh dự phòng Septocoocuc nhóm B và kháng sinh điều trị nhiễm trùng kéo dài giai đoạn tiềm thời nếu không có chỉ định. Tiếp tục duy trì thai nhi trong tử cung người mẹ, một khi được kiểm soát tốt tất cả các yếu tố liên quan. Chấm dứt thai khi cần thiết.

Ối vỡ non ở tuổi thai 24 - 31 tuần tuổi

Nên theo dõi cho người mẹ cho đến hết 33 tuần của thai kỳ hoặc càng nhiều càng tốt nếu không có chống chỉ định cho người mẹ và thai nhi thuốc kháng sinh kéo dài dự phòng Septocoocuc nhóm B , dùng dạng toàn thân, có thể đường tiêm hay đường uống tùy theo mức độ nhiễm trùng trên người mẹ. Cho một đợt Corticoid, kết hợp thuốc giảm gò bằng Salbutamol hoặc Nifedipin một khi xuất hiện cơn gò trên Montoring sản khoa, khi dùng thuốc giảm gò, cần chú ý đến tác dụng phụ của thuốc. Ngoài ra có thể dùng thuốc làm dãn cơ trơn bằng Spassless hoặc NO-SPA 40 mg dạng tiêm hay dạng uống. Đồng thời cần tham vấn cho người mẹ và gia đình về tình trạng bệnh và mức độ khả năng sống của thai nhi.

Ối vỡ non ở tuổi thai dưới 24 tuần tuổi:

Là một thai kỳ cực non, ngoài nguy cơ non tháng và nhiễm trùng như đã biết, thai nhi non tháng còn phải đối diện với những nguy cơ khác như thiểu sản phổi, dị tật chi và hậu quả khác của tình trạng thiểu ối kéo dài. Thai nhi không thể cử động tự do trong buồng ối dẫn đến co cứng chi và làm biến dạng chi. Người mẹ với ối vỡ non trước khi thai có thể sống được cần phải tư vấn về chấm dứt thai kỳ ngay và nguy cơ cũng như lợi ích của khả năng bé nằm hồi sức nhi. Ngày nay việc chăm sóc tiền thai ngày càng tốt, tần suất và tử vong ngày càng giảm. Người mẹ bị ối vỡ non ở giai đoạn đầu nhất thiết phải nhập viện cần sự hỗ trợ về điều trị và chăm sóc của y bác sĩ chuyên khoa. Sau giai đoạn nguy kịch có thể chăm sóc tại nhà nếu được. Khi thai đạt đến khả năng sống được nên nhập viện, cho Corticoid cho phổi thai nhi được trưởng thành và tiếp tục chăm sóc, chấm dứt thai kỳ một khi cần thiết thật sự.

Dự phòng ối vỡ non

Do nguyên nhân về ối vỡ non chưa xác định rõ ràng, mà chỉ xác định các yếu tố liên quan đến việc ối vỡ non. Do vậy công tác dự phòng hiện nay đã đi trước một bước. Chăm sóc ngay từ giai đoạn trước thụ thai cho các cặp vợ chồng có kế hoạch muốn sinh bé, bao gồm tổng thể từ bản thân của vợ và chồng và tìm hiểu gia đình về các bệnh lý di truyền và bệnh lý truyền nhiễm. Để có kế hoạch điều trị ngay trước khi thụ thai. Điều trị các bệnh mạn tính các bệnh viêm nhiễm, đặc biệt viêm nhiễm đường sinh dục của người vợ. Mong muốn làm sao chất lượng tinh trùng và chất lượng trứng được tốt.

Ngay sau khi thụ thai, người mẹ được được khám thai và chăm sóc tốt, cũng như những lời hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa sản.

Những bệnh lý có thể loại trừ hẳn nguyên nhân gây ối vỡ non như điều trị dứt điểm nhiễm trùng âm đạo viêm cổ tử cung Các bệnh nhiễm trùng qua đường sinh dục phải điều trị tốt. Khâu eo tử cung khi bị hở eo tử cung Không hút thuốc lá dinh dưỡng trong lúc mang thai cần chú trọng, tận dụng các nguồn dinh dưỡng ngay tại địa phương mà người mẹ sinh sống, không nhất thiết phải có những chất dinh dưỡng cao sang tốn kém. Chế độ nghỉ ngơi hợp lý và chăm sóc vệ sinh thân thể sạch sẽ. Tất cả các yếu tố trên sẽ đẩy lùi các nguy cơ gây ra ối vỡ non.

Những trường hợp dự phòng khả năng không cao trên những người mẹ đa thai, đa ối, ngôi thai bất thường, khung chậu hẹp. Cần thiết có chế độ chăm sóc và điều trị riêng, ngăn cản các yếu tố bất lợi trên những người mẹ bị đa thai, đa ối.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật