Những biến chứng khi bị tiểu đường thai kỳ cho cả mẹ và thai nhi

Bệnh tiểu đường thai kỳ thường không có những biểu hiện đặc trưng chính vì vậy nên rất khó nhận biết.

Các thai phụ cần làm xét nghiệm glucose ở tuần thứ 24-28 của thai kỳ để biết mình có bị tiểu đường thai kỳ hay không từ đó sẽ chủ động kiểm soát được căn bệnh này không gặp những biến chứng đáng lo ngại.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Đây là tình trạng hàm lượng glucose trong máu cao hơn bình thường do cơ thể không sản sinh đủ insulin hoặc insulin không thực hiện đúng vai trò kiểm soát glucose trong máu.

Thay đổi hoóc-môn và những yếu tố khác trong thời gian mang thai làm tăng đề kháng với insulin và cơ thể người mẹ phải sản sinh thêm insulin giúp vượt qua tình trạng này. Cơ thể một số bà mẹ không thể sản sinh insulin dẫn đến mắc bệnh tiểu đường nhất thời. Với hầu hết phụ nữ tình trạng này biến mất trong thời gian ngắn sau khi sinh sau khi không còn nhau thai trong tử cung

Tiểu đường trong thai kỳ thường xuất hiện ở những phụ nữ:

- Trên 30 tuổi

- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2

- Đã bị tiểu đường trong thai kỳ ở lần mang thai trước

- Bị thừa cân

Các thai phụ cần làm xét nghiệm glucose ở tuần thứ 24-28 của thai kỳ (Ảnh minh họa: Internet)

Các thai phụ cần làm xét nghiệm glucose ở tuần thứ 24-28 của thai kỳ (Ảnh minh họa: Internet)

Phụ nữ dân tộc tiểu số cũng có nguy cơ cao hơn, bao gồm phụ nữ thổ dân Úc, dân các quần đảo trên Thái Bình Dương, một số phụ nữ ở Châu Á và Trung Đông.

Tiểu đường thai kỳ cũng có thể xuất hiện ở những phụ nữ không có các yếu tố nguy cơ nên việc sàng lọc rất quan trọng. Bác sĩ khuyến cáo tất cả phụ nữ mang thai nên làm xét nghiệm mức dung nạp glucose (glucose tolerance test – GTT) vào tuần thứ 26-28 hoặc sớm hơn nếu có lý do nghi ngờ mình mắc bệnh này.

Những biến chứng khi bị tiểu đường thai kỳ

Trước khi sử dụng liệu pháp insulin, các biến chứng của bệnh đái tháo đường cho cả mẹ và thai nhi rất cao. Mặc dù hiện nay việc điều trị bằng insulin đã giảm nguy cơ biến chứng, ở phụ nữ mang thai bị đái tháo đường vẫn còn liên kết với một số nguy cơ gia tăng của các yếu tố bất lợi như: tiền sản giật bệnh đái tháo đường ketoacidosis, bệnh thận nặng lên, bệnh võng mạc nặng lên đa ối nguy cơ phải mổ lấy thai xuất huyết sau sinh, nguy cơ tử vong.

Bà mẹ mang thai bị đái tháo đường cũng có thể gây biến chứng cho thai: sảy thai; thai chết lưu không rõ nguyên nhân; tử vong chu sinh vào khoảng 2-5% (thấp hơn đáng kể khoảng 65% trước khi điều trị bằng insulin); dị tật bẩm sinh, có thể chiếm tới 50% gây ra tử vong chu sinh; bất thường sự tăng trưởng thai nhi trong tử cung; biến chứng ở trẻ sơ sinh bao gồm hội chứng suy hô hấp hạ đường huyết hạ canxi máu, chứng tăng hồng cầu và tăng bilirubin máu.

Khi người mẹ bị bệnh đái tháo đường trong kỳ mang thai có các nguy cơ: gia tăng nguy cơ thai to; gia tăng nguy cơ tiền sản giật; tăng tỷ lệ thai chết lưu, nếu không kiểm soát đường huyết được; dị tật thai nhi thường không tăng lên.

Bệnh có thể gây tử vong cho chính thai phụ bởi sự chuyển hoá của toan hoặc các biến chứng khác của tiểu đường thai kỳ Bệnh hay kèm với cao huyết áp bệnh tim mạch, làm suy giảm sức đề kháng từ đó dẫn đến tình trạng bội nhiễm hay vết thương khó lành.

Tuy rất nguy hiểm nhưng các biến chứng nguy hiểm của bệnh có thể giảm hoặc không xuất hiện nếu thai phụ được quản lý tốt. Theo một nghiên cứu của Mỹ, ở những thai phụ có tiền sử tiểu đường được điều trị ổn định từ trước khi mang thai tần suất sinh con dị tật bẩm sinh chỉ vào khoảng 1,2%. Con số này lên đến 11% ở nhóm thai phụ không được điều trị ổn định đường huyết.

Song song với điều trị ổn định đường huyết tình trạng phát triển của thai nhi cần được theo dõi sát sao qua siêu âm định kỳ hay các thử nghiệm đánh giá sức khỏe thai, đặc biệt trong những tuần lễ cuối. Cách tốt nhất để giảm nguy cơ cho mẹ và con là đảm bảo cả hai có chế độ ăn lành mạnh tham gia các hoạt động thể chất thường xuyên và duy trì trọng lượng cơ thể vừa phải.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật