Phụ nữ mang thai nhiễm viêm gan B và những điều cần biết

1. Triệu chứng đối với thai phụ đã bị nhiễm viêm gan B

Mệt mỏi: Với những phụ nữ mang thai mắc phải các bệnh về gan đặc biệt bị viêm gan b sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn những phụ nữ mang thai bình thường. Trong giai đoạn này người phụ nữ nên nghỉ ngơi hoàn toàn, không nên lao động hoặc làm việc quá sức sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bé và mẹ.

Đau bụng: Đau bụng ở phụ nữ mang thaiviêm gan B sẽ xảy ra theo từng đợt, thi thoảng xuất hiện các cơ đau dữ dội.

Chán ăn: Đây là một triệu chứng phổ biến ở mọi bệnh nhân viêm gan B, nhưng ở phụ nữ có thai nhiễm viêm gan B mặc dù chán ăn nhưng cũng cần bổ sung đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và bé Nhằm đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé đều được ổn định.

Buồn nôn: Một triệu chứng mà hầu hết ở phụ nữ có thai nào cũng gặp phải. Tuy ở phụ nữ mang thai bị viêm gan B cần được chú ý theo dõi tình trạng cụ thể của bệnh đang trong giai đoạn nào để kịp đưa ra được các phương án điều trị tốt cho cả bé và mẹ.
Vàng da: Khi phụ nữ mang thai da chuyển sang màu vàng cho thấy bệnh đang ở trong giai đoạn nguy hiểm. Do vậy, phụ nữ mang thai cần tới các cơ sở ý tể tin cậy để thăm khám để có phương pháp điều trị tốt cho cả bé và mẹ.

2. Nguy cơ phụ nữ mang thai truyền viêm gan B sang cho con

Nếu phụ nữ mang thai bị viêm gan B mà không được điều trị virus gây bệnh từ mẹ sẽ được chuyển qua bé với tỷ lệ 10-20% (nguy cơ lây bệnh cho con có thể lên tới 80-90% nếu phụ nữ mang thai mắc viêm gan B trong quý III của thai kỳ). Khi ấy, bé sẽ mắc viêm gan B mạn tính, những bé mắc viêm gan B mạn tính thường không có triệu chứng của bệnh khi mới chào đời nhưng bé có nguy cơ cao về bệnh ung thư

Trường hợp mang bệnh, bé sẽ được điều trị ngay sau khi chào đời. Nếu không mắc bệnh, bé vẫn cần được tiêm phòng viêm gan B. Đây là cách phòng viêm gan B tốt nhất cho bé.

Đối với người phụ nữ mang thai khi sinh hoặc bị sảy thai người phụ nữ có nguy cơ tử vong cao do mất các yếu tố đông máu và rơi vào tình trạng hôn mê do gan mất chức năng chống độc.

3. Làm thế nào để ngăn ngừa lây truyền viêm gan B từ mẹ sang bé

Theo chia sẻ của TS-BS Lê Mạnh Hùng - Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới: Siêu vi B có thể lây truyền qua quan hệ tình dục và qua đường  mẹ - con. Vì vậy, chồng và đứa con tương lai có khả năng bị lây nhiễm siêu vi B từ người mẹ. Trong trường hợp bị mẹ lây khi sinh, 90% trẻ sẽ mang siêu vi mạn và có nguy cơ phát bệnh khi trưởng thành. Vì vậy, đặt ra yêu cầu phải dự phòng lây nhiễm siêu vi B cho chồng và con là cần thiết.

- Để việc dự phòng đạt hiệu quả và phối hợp xem xét trường hợp của mẹ có cần điều trị ngay không, vợ chồng nên đến bệnh viện có chuyên khoa Gan để được thăm khám, xét nghiệm, tư vấn cụ thể.

- Ngoài ra, để tránh lây từ mẹ sang con thì bé phải được chủng ngừa sau sinh với: kháng thể miễn dịch (HBIG) một loại kháng sinh để cơ thể chống lại những triệu chứng nặng của viêm gan B.và vắc xin ngừa viêm gan siêu vi B.

- Mặt khác để hạn chế khả năng lây truyền siêu vi B, thì việc giảm nồng độ siêu vi B trong người mẹ cũng rất quan trọng. phụ nữ mang thai cần tránh đồ uốngcồn hay các đồ uống kích thích khác. Phụ nữ có thể tiêm phòng viêm gan B trước hoặc trong quá trình mang thai để viêm gan B không có cơ hội tấn công vào cơ thể người lành.

- Cuối cùng, phụ nữ mang thai nên đến cơ sở chuyên khoa viêm gan siêu vi B để được tư vấn cụ thể và nên sinh con ở những cơ sở y tế có đủ các loại thuốc tiêm chủng nói trên.

Hiện nay tỷ lệ thai phụ Việt Nam mắc viêm gan siêu vi B khá phổ biến, chiếm 10-15% và thường lây truyền từ mẹ sang con. Vì thế, để giảm tối đa nguy cơ lây nhiễm viêm gan B, cả vợ và chồng trước khi kết hôn hoặc đã lên kế hoạch sinh con nên đến các cơ sở chuyên khoa thực hiện các xét nghiệm tỷ lệ virus viêm gan A B, C nhằm có các phương án phòng ngừa và ngăn chặn sự lây truyền bệnh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật