Bệnh phổi kẽ, là mối nguy ngày rét, bạn chớ nên chủ quan

Bệnh nhân bị bệnh phổi kẽ phải sống trong tình trạng khó thở và thiếu ôxy từ mức độ nhẹ đến nặng. Bệnh thường tăng nặng trong những ngày giá rét.

Bệnh phổi kẽ là gì?

Bệnh nhân bị bệnh phổi kẽ phải sống trong tình trạng khó thở và thiếu ôxy từ mức độ nhẹ đến nặng. Tổn thương gây sẹo tiến triển ở phổi không hồi phục, nên bệnh nhân ngày càng khó thở. Bệnh thường tăng nặng trong những ngày giá rét.

Ai dễ mắc bệnh phổi kẽ?

Những người dễ mắc bệnh phổi kẽ gồm các đối tượng sau đây: người đã và đang mắc một trong các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp Lupus, xơ cứng bì, trào ngược dạ dày thực quản gây viêm phổi mạn tính và xơ hóa phổi nhiễm virut vi khuẩn nấmký sinh trùng viêm tiểu phế quản viêm phổi kẽ người trên 50 tuổi, người hút thuốc lá thuốc lào

Những người do nghề nghiệp hoặc bị ảnh hưởng của môi trường sống, tiếp xúc lâu dài với một số chất độc hại như hít phải bụi silic, sợi amiăng, bụi kim loại, hít khói hóa chất xăng dầu amoniac khí clo... Hít phải các chất hữu cơ như bụi ngũ cốc mía đường, bụi nấm mốc Bệnh nhân đã được trị liệu bức xạ, dùng các loại thuốc điều trị rối loạn nhịp tim thuốc tâm thần và một số thuốc kháng sinh Tuy nhiên, vẫn có bệnh nhân tự nhiên mắc bệnh mà không thể biết rõ nguyên nhân.

Phát hiện và điều trị bệnh phổi kẽ như thế nào?

Làm sao phát hiện bệnh?

Bệnh nhân và những người trong nhóm dễ mắc bệnh nói trên, nếu tiến triển sang bệnh phổi kẽ sẽ có các biểu hiện như sau: khó thởho khan thường là dấu hiệu ban đầu khó thở ở nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng, đặc biệt là trong hoặc sau khi lao động hay vận động thể lực mức độ vừa và nặng. Thường xuyên ho khan và thở khò khè kèm theo đau ngực Khi bệnh đã tiến triển thời gian lâu móng tay bệnh nhân có đường cong trên các đỉnh gọi là dấu hiệu (club). Nhìn chung các triệu chứng của bệnh có xu hướng nặng dần theo thời gian. Bệnh nhân ngày càng bị khó thở, sau đó khó thở diễn ra thường xuyên dù chỉ làm việc nhẹ như mặc quần áo ăn uống đi lại.

Nguyên nhân làm cho bệnh nhân bị khó thở là do bệnh phổi kẽ gây viêm thành của các túi khí và các mô làm cho các túi khí bị dày lên và thành sẹo. Ở người bình thường, khi thở các túi khí đàn hồi cao, mở rộng và giãn nở nhịp nhàng theo từng hơi thở. Còn ở bệnh nhân viêm phổi kẽ, khi đã bị sẹo, hay tình trạng xơ hóa phổi, thành túi khí vừa cứng vừa dày làm cho khả năng đàn hồi và co giãn của nó bị hạn chế gây ra khó thở. Khi đó khí ôxy cũng khó vào máu qua những bức thành dày của túi khí làm cho cơ thể bị thiếu ôxy.

Trên phim chụp Xquang chụp cắt lớp vi tính, có thể thấy hình ảnh tổn thương của phổi. Nội soi phế quản thấy tổn thương giúp ích cho chẩn đoán bệnh. Trong xét nghiệm chức năng phổi (PFTs) hoặc cho bệnh nhân tập thể dục thử nghiệm sẽ thấy các triệu chứng của bệnh phổi kẽ nặng lên khi hoạt động. Từ đó bác sĩ có thể đánh giá chức năng phổi.

Bệnh phổi kẽ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng của bệnh nhân như tình trạng thiếu ôxy trong máu; bệnh gây suy tim phải, suy hô hấp; tăng huyết ápmạch máu phổi; tổ chức mô sẹo gây cản trở lưu thông của các mao mạch trong phổi làm hạn chế lưu lượng máu trong phổi, dẫn đến tăng áp suất trong động mạch phổi, gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.

Điều trị rất khó khăn

Điều trị bệnh phổi kẽ thường rất khó khăn một khi các mô sẹo đã tiến triển không thể hồi phục. Để chống viêm nhằm giảm các triệu chứng bệnh cần dùng corticosteroid. Tuy nhiên thuốc này rất khó cải thiện được chức năng phổi ở những bệnh nhân bị xơ hóa phổi. Trong khi không nên dùng trong thời gian dài vì corticosteroid có thể gây ra một số tác dụng phụ, gây bệnh tăng nhãn áp loãng xương tăng đường huyết dẫn đến bệnh đái tháo đường làm chậm lành vết thương, bệnh nhân rất dễ bị nhiễm khuẩn có thể dùng azathioprine kết hợp với corticosteroid để điều trị bệnh phổi kẽ. Dùng ccetylcystein để làm giảm tổn thương sẹo hóa phế nang. Hoặc dùng anti - fibrotics để làm giảm sự phát triển của mô sẹo. Sử dụng ôxy liệu pháp có thể cải thiện giấc ngủ giảm huyết áp ở buồng tim phải cho bệnh nhân.

Bệnh nhân bệnh phổi kẽ cần tập thở với sự hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện tình trạng khó thở. Đồng thời, cần có chế độ ăn uống đầy đủ để tăng sức đề kháng Biện pháp cấy ghép phổi được sử dụng khi các biện pháp điều trị nội khoa không có kết quả.

Phòng bệnh vẫn là quan trọng

Bệnh phổi kẽ là một bệnh tiến triển chậm nhưng ngày càng nặng, không hồi phục, điều trị rất khó khăn, vì thế việc phòng bệnh là rất quan trọng. Các biện pháp phòng bệnh đơn giản và hiệu quả gồm: bỏ hút thuốc sử dụng quần áo và các phương tiện bảo hộ lao động trong các nghề nghiệp phải tiếp xúc với các chất ô nhiễm, bụi silic, sợi amiăng, bụi kim loại, khói, hoá chất, bụi hữu cơ, chăn nuôi... Khám và điều trị triệt để các bệnh nhiễm khuẩn toàn thân và ở phổi. Những bệnh nhân đã trị liệu bức xạ hóa trị liệu hoặc dùng các thuốc điều trị bệnh tim mạch, thuốc tâm thần và một số thuốc kháng sinh cần chú ý khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh phổi kẽ và điều trị kịp thời. Những vùng giá rét, bệnh nhân cần mặc ấm, đội mũ, quàng khăn giữ ấm vùng đầu, cổ, ngực để hạn chế các triệu chứng bệnh tăng nặng 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật