Bị sỏi mật nên và không nên ăn gì, có thể bạn muốn biết?

Chế độ ăn uống cho người bị sỏi mật. Người bị sỏi mật nên ăn và kiêng ăn gì để quá trình điều trị sỏi hiệu quả cũng như giúp ngăn ngừa sỏi tái phát. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học giúp kìm hãm sự phát triển của sỏi, đồng thời giúp quá trình trị sỏi là ngắn nhất.

Sỏi mật là gì?

Sỏi mật là bệnh về đường tiêu hóa sỏi hình thành chủ yếu do sự kết tụ của cholesterol hay sự mất cân bằng của các thành phần trong dịch mật sỏi mật được hình thành ở nhiều vị trí khác nhau trong hệ thống gan mật như: sỏi túi mật sỏi ống mật chủ sỏi gan (đường mật trong gan).... Có 2 loại chính:

-    Sỏi sắc tố mật: loại này ít gặp.

-    Sỏi cholesterol: thường đi đôi với tình trạng cholesterol cao trong máu cholesterol dễ gây sỏi nếu có các chất béo kèm theo nên thường gắn liền với tình trạng béo phì Chính vì thế, để hạn chế sự phát triển của sỏi mật và ngăn ngừa các biến chứng do sỏi gây nên cần có chế độ ăn uốngtập luyện đều đặn.

Nguyên nhân gây hình thành sỏi mật

-    Di truyền: nếu trong gia đình bạn có người bị sỏi mật, nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn.

-    Giới tính: phụ nữ có nguy cơ bị sỏi mật cao hơn nam giới.

Chức năng gan suy giảm (gan nhiễm mỡ viêm gan xơ gan tăng men gan… ) sẽ làm giảm chất lượng dịch mật khiến:

-    Thừa cân béo phì rối loạn mỡ máu

-    chế độ ăn uống ít calo nhiều chất béo bão bào, ít chất xơ và rau xanh

-    Ít vận động khiến dịch mật bị ứ trệ đây là điều kiện thuận lợi khiến cholesterol kết tủa.

-    Thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài, bởi estrogen làm tăng nồng độ cholesterol trong mật.

-    Sử dụng thuốc hạ cholesterol (hạ mỡ máu) làm tăng cholesterol trong dịch mật.

Người bị sỏi mật nên - không nên ăn gì?

Chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều chất xơ vitamin và ít chất béo cơ thể được gia tăng sức đề kháng đường mật khỏe giúp bạn tránh xa các triệu chứng do sỏi mật gây nên.

Thực phẩm người bị sỏi mật nên ăn:

-    Uống nhiều nước (từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày).

-    Sử dụng chất béo tốt: giúp gan tăng khả năng đào thải cholesterol (thành phần chính sỏi mật). Một số thực phẩm giàu chất béo tốt như: dầu hạt cải quả bơ hạt điều hồ đào và cá biển (cá thu, cá hồi).

-    Protein (chất đạm):  có nhiều trong đậu tương gạo, mì, ngô và các loại hạt khác.

-    thực phẩm chứa Lecithin: Lecithin giúp phân hủy chất béo và cholesterol. Các thực phẩm nhiều Lecithin gồm: đậu nành kiều mạch, mầm lúa mì đậu phộng

-    Tăng cường chất xơ: đặc biệt là chất xơ hòa tan (có độ nhớt cao) giúp tăng cường hoạt động của hệ thống tiêu hóa, phòng táo bón tiêu chảy và làm chậm hấp thu chất béo sau khi ăn. Người bị sỏi mật nên ăn rau của quả giàu chất xơ như: củ cải cà rốt atiso, cần tây, rau cải bó xôi bông cải xanh (súp lơ xanh), thì là, dừa, dưa leo, đậu bắp… và ngũ cố nguyên hạt, gạo nâu, yến mạch. Các loại trái cây giàu vitamin C và A như: cam bưởi, táo, lê, ổi đu đủ Một số loại có: hạt hướng dương hạt bí, hồ đào, hạnh nhân… rất tốt cho người bị sỏi mật.

Thực phẩm người bị sỏi mật nên kiêng:

-    Hạn chế ăn chất béo xấu có trong: thức ăn nhanh thịt đỏ mỡ, da, phủ tạng động vật trứng gà, các đồ ăn chiên xào xúc xích phô mai sữa nguyên kem….

-    Ít dùng thực phẩm chứa nhiều đường tinh bột và carbonhydrat tinh chế gồm: bánh mỳ trắng, mì ống, đồ ăn vặt - snack, kem, bánh quy, bánh ngọt…

-    Tránh ăn các thực phẩm dễ gây kích ứng đường tiêu hòa như: sữa gluten sò, tôm, cua...

Để điều trị sỏi người bệnh nên có chế độ ăn uống khoa học, nên - không nên ăn gì nhằm tránh sỏi hình thành và phát triển xấu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống Bên cạnh đó bạn nên dành thời gian để rèn luyện cơ thể, vận động thường xuyên, mỗi ngày dành ra khoảng 30 phút tập thể dục để tránh bệnh sỏi mật.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật