Đau dạ dày - Bạn biết gì về căn "bệnh hiện đại" này?

Hiện nay đau dạ dày là bệnh khá phổ biến trong nhân dân và đang có chiều hướng gia tăng. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người lớn mắc bệnh nhiều hơn trẻ em. Tùy theo các vị trí của viêm và loét mà có các tên gọi là viêm dạ dày, viêm hang vị, viêm tâm vị, viêm bờ cong nhỏ hoặc loét bờ cong nhỏ, loét hang vị, loét tiền môn vị, viêm tá tràng, loét tá tràng, viêm loét cả dạ dày - tá tràng, ung thư dạ dày.

 

Tại sao chúng ta hay bị đau dạ dày?

Có nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày trong đó thuyết về thần kinh thuyết phục hơn cả nên đã tồn tại trong nhiều thập niên. Song hành với thuyết thần kinh, là giả thuyết về vi khuẩn tồn tại ở niêm mạc và dưới niêm mạc dạ dày gây bệnh.

Cho đến năm 1983, hai nhà khoa học người Australia (Warren và Marshall) mới thành công trong việc nuôi cấy, phân lập để xác định được loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày - tá tràng và công bố cho toàn thế giới biết kẻ thù nguy hiểm gây bệnh lý viêm loét dạ dày - tá tràng là loại vi khuẩn Helicobacter pylori (viết tắt là HP).

Triệu chứng đau dạ dày

Triệu chứng cơ năng:

- Đau bụng vùng thượng vị: Đau có chu kỳ (loét dạ dày loét tá tràng) đau không chu kỳ (đau do viêm dạ dày-tá tràng hoặc ung thư dạ dày). Đau có lan xuyên (loét dạ dày lan lên trên và sang trái), loét hành tá tràng (lan ra sau lưng và sang phải). Đau liên quan đến bữa ăn: loét dạ dày đau khi no, loét hành tá tràng đau khi đói, ăn vào hết đau. Kém ăn là một triệu chứng không đặc hiệu (ăn mất ngon, ăn ít hơn) đau dạ dày, cũng có thể do nguyên nhân khác như bệnh gan bệnh thận

Đau vùng thượng vị là triệu chứng đau dạ dày cơ bản

Đau vùng thượng vị là triệu chứng đau dạ dày cơ bản

- Ợ là biểu hiện của rối loạn vận động dạ dày do lỗ tâm vị không đóng kín. Thức ăn lưu lại trong dạ dày quá lâu nên sinh hơi. Thức ăn và hơi có thể lên tận trên họng mà người có bệnh cảm thấy vị chua. Ợ có thể gặp ở các bệnh dạ dày: viêm loét dạ dày tá tràng; hẹp môn vị; rối loạn chức năng cơ vòng tâm vị. Ợ có thể gặp ở các bệnh ngoài dạ dày như suy gan do bất cứ nguyên nhân gì.

- Hội chứng bán tắc ruột Nôn và buồn nôn: Bệnh đau dạ dày gây nôn và buồn nôn gồm viêm dạ dày; đợt tiến triển của loét dạ dày-tá tràng; ung thư dạ dày; hẹp môn vị do bất cứ nguyên nhân gì; chảy máu dạ dày; các bệnh ngoài dạ dày như viêm não u não…

- Chảy máu dạ dày: Có thể là một triệu chứng, có thể là một biến chứng của viêm dạ dày cấp do thuốc; ung thư dạ dày; loét dạ dày-tá tràng; u lành dạ dày (polip, u mạch); hội chứng Mallory- Weiss; tăng áp lực tĩnh mạch cửa.

Triệu chứng thực thể:

Trong cơn đau loét dạ dày-tá tràng thăm khám sẽ thấy: điểm thượng vị ấn đau (loét dạ dày); điểm môn vị-hành tá tràng ấn đau (loét hành tá tràng); dấu hiệu óc ách lúc đói (+), dấu hiệu Bouveret (+): gặp trong hẹp môn vị; gõ thượng vị đau: gặp trong viêm dạ dày…

Các triệu chứng xét nghiệm đau dạ dày

- Chụp Xquang dạ dày-tá tràng thấy một số hình ảnh bệnh lý như: thay đổi niêm mạc: to, nhỏ hoặc không đều; thay đổi ở thành dạ dày: có ổ đọng thuốc ở bờ cong nhỏ, bờ cong lớn, có đoạn cứng, hành tá tràng biến dạng hình quân bài “nhép”; rối loạn vận động: co thắt, xoắn; rối loạn trương lực: tăng hoặc giảm; thoát vị hoành; các khối u dạ dày (hình khuyết).

- nội soi dạ dày tá tràng: Là xét nghiệm đầu tiên giúp nhìn trực tiếp các tổn thương thực quản đau dạ dày, tá tràng phát hiện sớm các tổn thương nhỏ nội soi cho biết có trào ngược dịch mật không hoặc trào ngược dạ dày thực quản Qua nội soi có thể điều trị bệnh như cầm máu tiêm xơ, thắt…

- Sinh thiết và xét nghiệm tế bào: Tìm tế bào trong dịch vị; sinh thiết trong khi soi: chỗ nghi ngờ có tổn thương để làm mô bệnh học, tế bào học để giúp cho chẩn đoán chính xác. Chẩn đoán viêm dạ dày cấp mạn, chẩn đoán các khối u tìm vi khuẩn Helicobacter pylori bằng các test Urease, xét nghiệm mô bệnh học…

Bạn nên xét nghiệm để biết rõ hơn tình trạng dạ dày của mình

Bạn nên xét nghiệm để biết rõ hơn tình trạng dạ dày của mình

- Thăm dò chức năng dạ dày: Lấy dịch vị bình thường, khối lượng lúc đói không quá 100ml; màu sắc: trong, hoặc không màu; độ quánh: hơi quánh dính và dính do có chất nhầy; cặn thức ăn, sau một đêm cặn thức ăn còn lại rất ít hoặc không còn.

- Định lượng bài tiết acid ngay trong dạ dày: Là một phương pháp sinh lý nhất, cho phép đánh giá các nội tiết tố và thời gian lưu thức ăn trong dạ dày gây đau dạ dày. Ngoài ra còn xét nghiệm dịch vị dựa trên các phương pháp kích thích tiết acid với histamin pentagastrin…

Cần phân biệt với một số bệnh khác

Các bệnh khi đau vùng thượng vị có thể nhầm với viêm loét dạ dày - tá tràng như viêm tụy viêm đường dẫn mật, sỏi đường dẫn mật; viêm ruột thừa ở những giờ đầu cũng có thể đau thượng vị; ngộ độc thức ăn gây viêm dạ dày cấp tính trong một vài giờ đầu. Đau bụng âm ỉ, đi ngoài phân đen có thể nhầm với bệnh giun móc khi đó cần xét nghiệm tìm trứng giun móc.

Làm gì khi bị đau dạ dày?

Bệnh nhân không nên tự điều trị mà phải đi khám bệnh để được thầy thuốc khám đau dạ dày cẩn thận cho làm các xét nghiệm như chụp dạ dày, nội soi dạ dày…để chẩn đoán xác định bệnh. Đối với người có hội chứng dạ dày – tá tràng nên kiêng tuyệt đối rượu bia chất chua cay và thuốc lá thuốc lào các chất gây kích thích khác như nước trà đặc, cà phê, vì những chất này có khả năng làm tổn thương niêm mạc dạ dày

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật