Hậu quả của viêm đại tràng mạn tính, bạn chớ nên coi thường

Viêm đại tràng mạn tính gặp chủ yếu ở người trưởng thành, đặc biệt là người cao tuổi, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh. Bệnh dễ tái phát, kéo dài dai dẳng, khó điều trị khỏi hoàn toàn và có thể dẫn đến biến chứng.

Nguyên nhân

Hầu hết viêm đại tràng mạn tính xuất phát từ viêm đại tràng cấp do điều trị không dứt điểm hoặc tự mua thuốc điều trị dẫn đến viêm đại tràng mạn. Đại đa số bệnh viêm đại tràng mạn tính là do nhiễm ký sinh trùng lỵ amíp (Entamoeba histolitica), Giardia, Candida hoặc vi khuẩn lỵ trực khuẩn (Shigella), E.coli, Clostridium difficile (gây viêm

đại tràng màng giả), Salmonella vi khuẩn lao (M. tuberculosis) hoặc virút Herpes hoặc do polyp đại tràng… Khi mắc bệnh kiết lỵ cấp nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ ký sinh trùng amíp sẽ tạo thành kén ở ngay dưới niêm mạc đại tràng và trở thành viêm đại tràng mạn tính.

Viêm đại tràng mạn tính do lao có thể gặp ở một số trường hợp đang bị lao phổi hoặc thứ phát sau khi bị lao phổi (50% số bệnh nhân lao ruột có hình ảnh lao phổi khi chụp X-quang phổi). Các loại nhiễm trùng khác do vi khuẩn Shigella, Salmonella, vi nấm virút có thể tổn thương chủ yếu ban đầu ở các bộ phân khác của đường ruột (ruột non) nhưng nếu không điều trị tích cực, vẫn có thể gây nên viêm đại tràng cấp, dẫn đến viêm đại tràng mạn tính.

Không ăn rau sống, không uống chưa đun sôi, không ăn thịt chưa nấu chín

Viêm đại tràng mạn tính còn có thể do dị ứng nhất là dị ứng thức với ăn hoặc viêm đại tràng tự miễn hoặc do dùng thuốc kháng  sinh kéo dài gây loạn khuẩn ruột. Viêm đại tràng do nguyên nhân tự miễn thường biểu hiện viêm, loét không đặc hiệu giống như viêm đại tràng do amip hoặc Shigella hoặc Salmonella. Một số trường hợp viêm đại tràng mạn tính còn có thể do rối loạn hệ thần kinh thực vật. Ngoài ra, có thể do ngộ độc hóa dược dùng điều trị một bệnh khác như thyroxin (điều trị bướu cổ) hoặc do urê máu tăng cao liên tục trong một thời gian dài hoặc do xạ trị vùng chậu.

Triệu chứng

Đau bụng là triệu chứng hay gặp nhất. Đau âm ỉ ở phần dưới rốn (bụng dưới, hạ vị), có thể đau bụng dọc theo khung đại tràng (hố chậu phải có đại tràng lên, trên rốn có đại tràng ngang và hố chậu trái có đại tràng xuống). Sau khi ăn đau bụng dễ xuất hiện, đôi khi đau buồn đi ngoài, sau khi đại tiện, hết đau Viêm đại tràng mạn, bụng nhiều hơi, đau, vì vậy, trung tiện nhiều và sau khi trung tiện, bụng đỡ đau hơn. Nhiều trường hợp, ban đêm đau bụng nhiều hơn, nhất là lạnh. Kèm theo đau bụng, trung tiện nhiều là rối loạn tiêu hóa (miệng đắng chán ăn ăn không tiêu kéo dài), phân nát, không thành khuôn, đi đại tiện nhiều lần (4 - 5 lần trong một ngày đêm), tuy vậy, đôi khi phân lại rắn gây táo bón Bụng hơi trướng (nhiều hơi nên trung tiện nhiều), cảm giác căng tức, khó chịu.

Để chẩn đoán viêm đại tràng mạn tính, ngoài chụp đại tràng có thuốc cản quang (sau khi đã thụt tháo) nội soi và sinh thiết để xác định nguyên nhân là rất cần thiết. Với bệnh viêm đại tràng mạn tính nghi do vi khuẩn lao cần phải xét nghiêm phân hoặc mảnh sinh thiết để tìm vi khuẩn lao bằng kỹ thuật nhuộm Zin - Nenxen hoặc xác định vi khuẩn lao thông qua phản ứng sinh học phân tử khuếch đại gen PCR (Polymerase Chain Reaction). Viêm đại tràng mạn tính do loạn khuẩn, cần xét nghiệm phân để đánh giá hệ vi khuẩn chí đường ruột. Ngoài ra, có thể xác định nấm, lỵ amíp và tìm hồng cầu bạch cầu

Hậu quả

Hậu quả của viêm đại tràng mạn tính là dễ tái phát, rối loạn tiêu hóa kéo dài dẫn đến rối loạn hấp thu dẫn tới gầy yếu, ăn kém làm suy kiệt.và đưa đến tử vong   Ngoài ra, bệnh có thể có biến chứng gây thủng ruột (lỵ amíp) hoặc phình đại tràng hoặc ung thư hóa, nhất là trong các trường hợp có nhiếu polyp đại tràng kích thước lớn.

Nguyên tắc điều trị và phòng bệnh

Để điều trị viêm đại tràng mạn tính có hiệu quả tốt nhất là xác định được nguyên nhân, trên cơ sở đó sẽ dựa vào phác đồ để điều trị có hiệu quả (điều trị nội khoa), nếu do polyp sẽ điều trị ngoại khoa (cắt bỏ).

Để không mắc bệnh viêm đại tràng mạn tính, trước tiên không để mắc bệnh viêm đường ruột, nhất là viêm ruột cấp tính. Dó đó cần đảm báo vệ sinh an toàn thực phẩm thật tốt. Không ăn rau sống không uống chưa đun sôi, không ăn thịt chưa nấu chín (tiết canh hoặc nem chua, nem chạo), không uống sữa bò tươi chưa tiệt trùng, tránh dùng kháng sinh kéo dài, điều trị tích cực khi bị lao phổi. Năng vận động cơ thể.

Lời khuyên của thầy thuốc  

Khi bị viêm đại tràng mạn tính cần quan tâm đến chế độ ăn Hàng ngày nên ăn nhiều rau trái cây chất xơ Khi bị tiêu chảy cần tránh hẳn chất xơ dạng không tan như cellulose để thành ruột khỏi bị “cọ xát”. Có thể ăn trái cây xay nhừ như: chuối táo, dưa hấu…Hạn chế đến mức tối đa ăn chua cay. Cần hạn chế sử dụng các sản phẩm từ sữa bởi vì, trong sữa có loại đường lactose rất khó tiêu ngoài ra chất đạm của sữa có thể gây dị ứng cho bệnh nhân. Vì vậy, nên thay thế bằng sữa đậu nành Tránh những thức ăn có hàm lượng dầu mỡ quá cao như các món rán, xào, sốt và cần tránh các thuốc kháng viêm giảm đau không steroid (aspirin, Ibuprofen, Naprosyn, Voltaren, Feldene) vì có thể chúng sẽ “ăn mòn” niêm mạc dạ dày ruột, làm tăng nguy cơ xuất huyết

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật