Bệnh trĩ - chữa thế nào để tránh biến chứng nguy hiểm

Bệnh trĩ đang ngày càng gia tăng và thường gặp ở nhiều đối tượng. Đây là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh hậu môn trực tràng, với tỉ lệ bệnh nhân chiếm khoảng 20 - 45% dân số. Nếu không biết phòng ngừa, chữa trị sớm và đúng cách, bệnh “khó nói” này có thể gây biến chứng nguy hiểm.

Tập tạ rồi mắc bệnh “khó nói”

Khu nhà ở của anh Lê Thành Tâm (Gò Vấp, TP.HCM) vừa trang bị phòng tập thể dục công cộng với đầy đủ các loại máy móc. Trong đó, nhiều nhất là các loại tạ. Và anh Tâm cũng mê nhất là “món” tập tạ. 5 giờ sáng mỗi ngày, sau khi đã chạy bộ vòng quanh khu nhà ở, anh liền vào phòng tập với các loại tạ từ nhẹ đến nặng. Anh cho biết, “tập tạ không chỉ khỏe mà còn có thân hình vạm vỡ đầy nam tính”.

Sau một thời gian, anh Tâm thực sự đã có một thân hình cường tráng, rất đẹp. Tuy nhiên, anh chưa kịp vui thì đã lo ngay ngáy vì thời gian gần đây mỗi lần tập anh đều thấy khó chịu ở hậu môn. Đã nhiều lần anh đại tiện bị ra máu. Anh Tâm không hề biết rằng, do anh tập thể thao nặng nên đã bị bệnh trĩ

Khác với anh Tâm, chị Hoàng Oanh là một nhân viên kế toán, chị biết mình mắc bệnh trĩ nhưng vẫn không đi khám. Lý do chị Oanh nêu ra là, “xấu hổ lắm nên không dám đi khám bệnh. Hơn nữa mình đọc trên mạng thấy có nhiều người cũng bị trĩ nhưng sau đó đã tự khỏi”.

BS. Nguyễn Ngọc Thao - Phó khoa tiêu hóa bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, cho biết có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh trĩ như: đứng nhiều, ngồi nhiều (nhân viên văn phòng, công nhân may…), làm việc nặng nhọc (khuân vác), tập thể thao nặng như: chơi tennis, tập tạ… ; táo bón tiêu chảy lỵ viêm đại tràng mạn tính… Chế độ ăn không hợp lý cũng có thể gây nên bệnh.

Điều đáng lo là hầu hết bệnh nhân mắc bệnh trĩ đến bệnh viện đều đã ở giai đoạn nặng. Vì bệnh ở vùng kín đáo nên người bệnh thường ngại, nhất là phụ nữ Ban đầu, bệnh thường có những biểu hiện không thường xuyên như: dính ít máu tươi ở giấy vệ sinh đau rát ngứa sau khi đi cầu, đại tiện khó. Các hiện tượng này thường thoảng qua và ít gây khó chịu nên rất hay bị phớt lờ. Phần lớn do bệnh nhân có tâm lý e ngại song cũng có nhiều bệnh nhân do nắm sai thông tin. Chẳng hạn, người bệnh đọc tài liệu trên internet và cho rằng bệnh trĩ lâu ngày sẽ tự khỏi. 

Khám sớm: bệnh dễ lành và không nguy hiểm 

Theo BS. Nguyễn Ngọc Thao, triệu chứng của bệnh lúc đầu, máu chảy rất kín đáo, tình cờ bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào. Về sau, mỗi khi đi cầu, phải rặn nhiều do táo bón máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa, cứ mỗi lần đi cầu, đi đứng nhiều hoặc ngồi xổm, máu lại chảy. Thậm chí, máu chảy rất nhiều khiến bệnh nhân phải vào cấp cứu. Đôi khi, máu từ búi trĩ chảy ra đông lại trong lòng trực tràng gây đi cầu ra máu cục.

BS. Ngọc Thao khuyến cáo, cần để ý để phát hiện bệnh sớm. Bởi nếu phát hiện sớm bệnh nhân chỉ cần uống thuốc mà không cần phải can thiệp phẫu thuật. Còn bệnh trĩ khi đã nặng sẽ khiến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị ảnh hưởng. Nhiều người âm thầm chịu đựng. Nhưng khi đến bệnh viện tổn thương thường quá lớn nên các phương pháp điều trị nhỏ ít xâm lấn không còn tác dụng mà phải áp dụng những phương pháp điều trị lớn, xâm lấn nhiều hơn và dĩ nhiên sẽ đau

Bệnh trĩ sẽ mang lại nguy hiểm từ những biến chứng khôn lường nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Đau đớn và chảy máu từ trĩ, làm mất máu nhiều gây cho bệnh nhân thiếu máu trầm trọng, dẫn đến nguy hiểm tính mạng cho người bệnh. Khi búi trĩ lòi ra bên ngoài quá lâu sẽ gây chảy máu làm rách nứt hậu môn dần dần sẽ làm bệnh nhân bị nhiễm trùng máu, gây viêm nhiễm, mưng mủ hậu môn, làm cho việc điều trị gặp khó khăn.

Khi mắc bệnh, cần uống nhiều nước, một ngày phải uống từ 1,5 đến 2 lít và mỗi sáng cần uống đều đặn một cốc. Nên uống nhiều nước trái cây, nước rau quả, súp rau…đặc biệt là nước của các loại quả mọng có màu đậm sẽ giúp ích cho người bị bệnh trĩ như anh đào, dâu đen và dâu xanh. Uống ít nhất 1 ly nước trái cây hỗn hợp này mỗi ngày. Nên ăn loại thức ăn lỏng dễ tiêu hóa. Ngoài ra, bệnh nhân nên tăng cường chất xơ trong chế độ ăn với các loại thực phẩm như: đậu phụ ngũ cốc xay cà rốt chuối măng, quả mơ, súp lơ cam quýt, dâu tây…Bên cạnh đó, cần ăn một số loại rau có tính nhuận tràng tốt như rau lang rau mồng tơi rau đay rau diếp cá rau dền hay chuối, khoai lang…

Bệnh trĩ có thể gây mất máu nên người bệnh cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất sắt như: gan gà, cua hấp cá ngừ mận, mơ khô nho khô hạt hướng dương hạt điều hạnh nhân, mè khoai tây luộc, rau bó xôi bông cải xanh nấu chín, dưa đỏ, rau cần mộc nhĩ đen, vừng…

Để cải thiện tình trạng bệnh phải hạn chế ăn muối và kiêng các chất gia vị cay, nóng, cà phê rượu những thực phẩm chứa chất caffein. Giảm tối đa bánh mì cơm tấm, bánh ngọt và sô-cô-la vì không chỉ gây táo bón mà còn tăng phản ứng ngứa hậu môn. Người bệnh cần có chế độ sinh hoạt, làm việc phù hợp, tập thể dục nhẹ nhàng, vừa phải.

Bệnh nhân trĩ chiếm khoảng 20 - 45% dân số.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật