Hướng dẫn một số phương pháp phòng bệnh tiêu chảy mùa nắng nóng

Nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và xâm nhập vào cơ thể qua đường thức ăn. Bệnh dễ gây tử vong, nhất là nhất là trẻ dưới 5 tuổi.

64411

Mỗi năm Việt Nam có khoảng 2 triệu người bị tiêu chảy do thức ăn

Vào mùa hè, nhiệt độ cao rất thuận lợi cho sự thoái hóa thực phẩm và sự phát triển của các loại vi khuẩn nấm nên thức ăn rất chóng hư hỏng. Ngoài ra, thời tiết nắng nóng tạo điều kiện cho ruồi, muỗi, chuột, gián, kiến... sinh sôi nảy nở nên càng dễ làm lây lan các mầm bệnh đường tiêu hóa qua thực phẩm và nước uống.

Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 2 triệu lượt người bị tiêu chảy do ngộ độc thức ăn với chi phí điều trị lên đến 2.000 tỷ đồng. Vào mùa hè tiêu chảy cấp là một trong những bệnh thường gặp nhất và là "thủ phạm" hàng đầu gây tử vongtrẻ em nhất là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Thời tiết mùa hè nóng ẩm là điều kiện rất thuận lợi cho các loại vi khuẩn virut gây tiêu chảy bùng phát và xâm nhập qua đường thứcăn đồ uống

Những người mắc các bệnh mạn tính ở đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày - tá tràng... cũng dễ bị tiêu chảy hơn người bình thường.

Tiêu chảy cấp được định nghĩa là tiêu chảy phân lỏng trên 3 lần/ngày (hoặc đi ngoài nhiều lần hơn bình thường) tiêu chảy thường là triệu chứng nhiễm trùng đường ruột, có thể do vi khuẩn vi rútký sinh trùng đường ruột gây ra. Bệnh lây qua thực phẩm hay nước uống bị nhiễm khuẩn, hay lây từ người sang người do thói quen vệ sinh kém. Bệnh này không chỉ có ở những nước kém phát triển mà ở cả những nước phát triển.

Triệu chứng khi mắc bệnh là tiêu chảy nhiều lần, nôn đau bụng… Trường hợp nặngcó rối loạn điện giải do mất nước (môi khô, mắt trũng, khát nước). Nếu không chẩnđoán và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong do trụy mạch.

Hiện nay, đáng lo ngại nhất vẫn là nguồn thực phẩm ô nhiễm và nếu không được quản lý chặt chẽ thì nguy cơ dịch bệnh lây lan rộng sẽ là rất lớn.

Tiêu chảy do độc tố của vi khuẩn trong thức ăn gồm hai loại. Thứ nhất: Người bệnh do ăn phải thức ăn chứa vi khuẩn có khả năng đột nhập vào niêm mạc ruột và gây bệnh như Salmonella. Bất kỳ thực phẩm tươi như: thịt lợn, thịt gia cầm sữa trứng hải sản rau quả đều có thể chứa vi khuẩn Salmonella.

Trong vòng từ 12 - 36 giờ sau khi ăn người bệnh thấy có dấu hiệu sốt đột ngột đau bụng thượng vị hoặc quanh rốn, không mót rặn, tiêu chảy nhiều lần, phân thối, nhiều nước. Phân đôi khi có nhầy, máu, gần giống với phân do hội chứng lỵ. Trường hợp nặng có rối loạn điện giải do mất nước (môi khô, mắt trũng, khát nước). Nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời bệnh nhân có thể tử vong do trụy mạch.

Thứ hai, do ăn phải thức ăn có chứa độc tố của vi khuẩn đã hình thành sẵn trong thức ăn và chính độc tố này gây bệnh (độc tố của tụ cầu vàng Clostridium Perfringens, Clostridium Botulinum, Bacillus cereus và Vibrio Parahaemolyticus). Khi bị nhiễm bệnh bệnh nhân đi đại tiện nhiều lần trong ngày đau bụng không sốt buồn nôn và nôn. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng mất nước và tử vong.

Phóng tránh bệnh tiêu chảy mùa hè

Tiêu chảy làm trẻ bị mất nước và điện giải theo phân. Điều này rất nguy hiểm, cơ thể trẻ nhanh chóng bị khô kiệt, nặng có thể dẫn đến tử vong nếu không được bù nước nhanh chóng và thích hợp. Ngoài ra tiêu chảy còn gây cho trẻ bị suy dinh dưỡng

Tiêu chảy do trẻ ăn một hay nhiều loại thức ăn mới, do dùng thuốc kháng sinh thì thường ở dạng nhẹ. Nên cho trẻ ăn từng ít một thức ăn mới để cơ thể trẻ quen dần, rồi sau đó tăng dần lượng thức ăn lên. Nếu để thức ăn ở môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, trẻ ăn vào sẽ bị tiêu chảy do ngộ độc thức ăn. Vì thế, tốt nhất là nên cho trẻ ăn thức ăn mới nấu. 

Tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; mỗi gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, không đi tiêu bừa bãi; không đổ rác thải, phân xuống ao, hồ; không sử dụng phân tươi, phân chưa xử lý đảm bảo vệ sinh để bón cây trồng; bảo đảm vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh; hạn chế ra vào vùng đang có dịch.  

Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm: Thực hiện ăn chín, uống chín, không uống nước lã; không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn chưa được chế biến và nấu chín, các thức ăn còn sống như gỏi cá, tiết canh, ...; chọn mua thức ăn từ nguồn thực phẩm an toàn có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không sử dụng thực phẩm quá hạn sử dụng; rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn để đảm bảo không làm nhiễm mầm bệnh từ tay bẩn vào thức ăn; hạn chế tập trung ăn uống đông người như ma chay, đám giỗ, cưới xin, liên hoan... trong vùng đang có dịch.

Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch: nguồn nước ăn uống sinh hoạt của các gia đình phải được bảo vệ sạch sẽ, có nắp đậy, không để nguồn nước bẩn từ bên ngoài như ao, hồ, sông, suối... chảy vào; ở những nơi không có nước máy mà đang có dịch tiêu chảy thì tất cả nước ăn uống đều phải được sát khuẩn bằng cloramin B; cấm đổ phân, chất thải, nước giặt rửa và đồ dùng của người bệnh xuống giếng, ao, hồ, sông, suối.. 

Xử trí khi có người bị tiêu chảy cấp: phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời, không được để bệnh nhân ở nhà hoặc mua thuốc tự điều trị vì có thể nguy hiểm đến tính mạng và làm lây lan bệnh dịch sang cho gia đình và cộng đồng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật