Người có vấn đề về hô hấp cần lưu ý những vấn đề gì khi dùng thuốc

Rất nhiều người có các vấn đề về đường hô hấp như hen, có triệu chứng thở khò khè, khí phế thũng, hay viêm phế quản mãn tính... Ở những người này khi dùng thuốc cần lưu ý vì ngay cả với những thuốc không kê đơn thông thường đôi khi cũng gây nguy hiểm...

Người có bệnh hen

Ở người bệnh hen, không nên dùng thuốc chống dị ứng có chứa cromolyn để chữa bệnh. Đây là thuốc chỉ mới được chứng minh là an toàn và hiệu quả đối với các vấn đề dị ứng mũi như viêm mũi dị ứng chứ không dùng để chữa hen.

Ở người bệnh hen, thường hay bị ho Người bệnh cũng nên tránh dùng các thuốc ho có chứa các thành phần như Dextromethorphan và guaifenesin. Dextromethorphan được sử dụng để chữa ho khan, còn guaifenesin được sử dụng để chữa ho có đờm Cả hai loại này đều có cảnh báo trên bao bì không được sử dụng cho cơn ho mạn tính như thường thấy ở bệnh hen.

Bệnh nhân hen cũng cần cẩn thận với các thuốc giảm đau như aspirin Đây là thuốc có tác dụng giảm đau hạ sốt chống viêm không steroid và còn là thuốc ức chế kết tập tiểu cầu Do nguy cơ dị ứng chéo, không dùng aspirin cho người đã có triệu chứng hen viêm mũi hoặc mày đay khi dùng aspirin hoặc những thuốc chống viêm không steroid khác trước đây. Người có tiền sử bệnh hen không được dùng aspirin, do nguy cơ gây hen thông qua tương tác với cân bằng prostaglandin và thromboxan.

Vì vậy, trên bao bì hoặc hướng dẫn sử dụng của thuốc thường có cảnh báo này. Ngoài ra, aspirin có thể gây phản ứng dị ứng nghiêm trọng, bao gồm nổi mề đay sưng mặt sốc, thở khò khè… Bên cạnh đó, các thuốc giảm đau không steroid chứa ibuprofen,  naproxen sodium, và ketoprofen (hiện tại là thuốc phải kê đơn) cũng cảnh báo bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu họ mắc bệnh hen. Cảnh báo dị ứng của các thuốc này cho biết, nếu bệnh nhân mẫn cảm với aspirin có thể bị dị ứng với cả các sản phẩm tương tự như aspirin.

Người có triệu chứng thở khò khè

Thở khò khè rất phổ biến ở những bệnh nhân hen, đến nỗi nhiều thuốc yêu cầu ghi nhãn các thuốc chống chỉ định với người bệnh hen đã phải cho thêm cả chữ “thở khò khè” vào trong ngoặc đơn.

Mặc dù yêu cầu chống chỉ định với bệnh hen và triệu chứng thở khò khè được ghi cùng nhau trên bao bì một số sản phẩm thuốc OTC (ví dụ như salicylate), nhưng thở khò khè còn là triệu chứng của rất nhiều bệnh khác, bao gồm hít nhầm dị vật vào phổi giãn phế quản viêm tiểu phế quản viêm phế quản khí phế thũng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD, đặc biệt là khi bệnh nhân bị nhiễm trùng đường hô hấp), trào ngược dạ dày suy tim/hen tim phản ứng dị ứng với côn trùng cắn, phản ứng với các thuốc (ví dụ aspirin) viêm phổi hút thuốc, hoặc bị nhiễm virut, đặc biệt khi bệnh nhân là trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi… Vì vậy, đối với những bệnh nhân có triệu chứng thở khò khè khi dùng thuốc cần có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

Như đã nói ở trên, salicylate và các thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAIDs) không kê đơn khác có cảnh báo trên bao bì không dùng cho bệnh nhân thở khò khè, trong trường hợp có các nhóm triệu chứng cho thấy có phản ứng dị ứng với thuốc. Cromolyn chống dị ứng cũng chứa cảnh báo chống chỉ định với thở khò khè.

Thuốc chẹn histamine-2 (H2) không kê đơn là ngoại lệ duy nhất, không đặt “thở khò khè” cạnh “bệnh hen” trong mục chống chỉ định. Loại thuốc này không chống chỉ định với bệnh hen, song cả 3 thuốc có mặt trên thị trường hiện nay (Prilosec OTC, Prevacid 24HR, Zegerid OTC) đều có cảnh báo rõ ràng: “hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nếu bạn bị thở khò khè thường xuyên, đặc biệt nếu đi kèm ợ nóng”. Thở khò khè loại này có thể là dấu hiệu của một trong những bệnh nêu trên, hoặc là của phản ứng dị ứng với thuốc chẹn H2.

Bệnh nhân COPD

COPD  (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) là một trong số những bệnh phổi thường gặp nhất. Hai biểu hiện chính của COPD là bệnh khí thũng và viêm phế quản kinh niên, và hầu hết những người được chẩn đoán mắc COPD đều có cả hai biểu hiện này.

Trên bao bì của tất cả các thuốc kháng histamine thế hệ đầu tiên đều có lời khuyên bệnh nhân hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc nếu họ có bệnh khí phế thũng hoặc COPD. Thuốc kháng histamine không được coi là một phương pháp điều trị bệnh khí thũng vì mục tiêu điều trị cho bệnh nhân viêm phế quản mạn tính là làm loãng đờm để bệnh nhân có thể khạc ra và làm thông đường thở.  Trong khi đó tác dụng làm khô thường thấy của các thuốc kháng histamine thế hệ đầu tiên có thể làm khô đờm và cản trở khả năng loại bỏ đờm của bệnh nhân.

Hiện, các thuốc kháng histamine thế hệ đầu tiên là thành phần đắc lực trong một số sản phẩm OTC (không kê đơn). Chúng làm giảm hắt hơi chảy nước mũi ngứa mũi khi bị viêm mũi dị ứng hay cảm lạnh thông thường. Các thành phần trong những thuốc này bao gồm diphenhydramine chlorpheniramine, và clemastine. Bệnh nhân COPD nên tránh dùng các sản phẩm này và nên dùng thuốc kháng histamine thế hệ thứ hai như loratadine, cetirizine hay fexofenadine…

Bệnh nhân COPD cũng không nên dùng các thuốc chống say tàu xe có chứa thuốc kháng histamine thế hệ đầu tiên, bao gồm dimenhydrinate, cyclizine và meclizine và cũng nên tránh các phương pháp chữa bệnh chưa được kiểm chứng như gừng, dải băng bấm huyệt và vi lượng đồng căn…

Các thuốc dùng trong hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) có chứa kháng histamine như pyrilamine có tác dụng làm giảm các thay đổi về cảm xúc và tâm trạng liên quan đến PMS như lo âu căng thẳng thần kinh, cáu kỉnh, và làm giảm tích nước chuột rútđau lưng. Pyrilamine chưa được kiểm chứng là an toàn và hiệu quả cho mục đích này, nên phụ nữ mắc COPD và PMS tránh các sản phẩm này.

Đối với thuốc ho chứa dextromethorphan, guaifenesin cũng không sử dụng trong các trường hợp ho kéo dài hay mạn tính như ở bệnh nhân hút thuốc bị hen viêm phế quản mạn tính khí phế thũng hoặc ho có quá nhiều đờm… Vì vậy, người bệnh không được tự ý dùng thuốc Khi dùng thuốc cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để tránh các trường hợp “chống chỉ định” của thuốc.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật