Những nguyên nhân và đối tượng bị lún xẹp đốt sống do loãng xương

Xẹp đốt sống do loãng xương là một chứng bệnh phổ biến đối với người lớn tuổi.

Tuy bệnh không gây tử vong nhưng lại gây tàn phế rất cao ảnh hưởng nặng nề tới chất lượng cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.

Có nhiều nguyên nhân lún xẹp đốt sống, như: chấn thương cột sống, loãng xương, u thân đốt sống, đau tủy xương… nhưng phổ biến nhất là loãng xương. Theo Tổ chức Chống loãng xương thế giới, với khoảng 100 triệu người mắc bệnh loãng xương thì có khoảng 3 triệu người bị xẹp đốt sống, hơn 1/3 trong số đó trở thành đau mạn tính. Xẹp đốt sống xảy ra ở 25% bệnh nhân nữ trên 50 tuổi và 40% ở bệnh nhân nam 80 - 85 tuổi. Đây là gánh nặng cho toàn xã hội về mặt y tế lẫn kinh tế.

Ở những người bị loãng xương nặng, các hoạt động đơn giản hàng ngày - như: bước ra khỏi bồn tắm hắt hơi mạnh, nâng vật nhẹ cũng có thể gây gãy xẹp đốt sống. Ở những người bị loãng xương mức độ trung bình, gãy xẹp đốt sống thường do tác động lực hoặc chấn thương, như: té ngã hoặc cố gắng nâng một vật nặng. Những người có cột sống khỏe mạnh bị gãy xẹp đốt sống thường do chấn thương nghiêm trọng, như: tai nạn xe hơi, chấn thương thể thao hoặc té cao.

Dấu hiệu nhận biết

Loãng xương là bệnh diễn biến âm thầm không có triệu chứng lâm sàng đặc trưng, chỉ biểu hiện khi đã có biến chứng, thông thường người bệnh bị đau xương đau lưng cấp và mạn tính.

Biến dạng cột sống: gù, vẹo cột sống, giảm chiều cao do thân các đốt sống bị gãy.

Đau ngực khó thở chậm tiêu… do ảnh hưởng đến lồng ngực và thân các đốt sống.

Gãy xương: các vị trí thường gặp là gãy đầu dưới xương quay, gãy cổ xương đùi, gãy các đốt sống (lưng và thắt lưng); xuất hiện sau chấn thương rất nhẹ, thậm chí không rõ chấn thương.

Ai dễ bị lún xẹp đốt sống do loãng xương?

Loãng xương tiên phát thường xuất hiện trễ, diễn biến chậm, tăng từ từ và ít có những biến chứng nặng nề như gãy xương hay lún xẹp các đốt sống. Đối với phụ nữ mãn kinh cũng khiến tình trạng loãng xương tiến triển nhanh hơn nặng hơn do giảm đột ngột oestrogen khi mãn kinh.

Đối với tình trạng loãng xương thứ phát: bệnh loãng xương sẽ trở nên nặng nề hơn, sớm hơn, nhiều biến chứng hơn… nếu người bệnh có thêm một hoặc nhiều yếu tố: kém phát triển thể chất từ khi còn nhỏ, đặc biệt là còi xương suy dinh dưỡng chế độ ăn thiếu protein thiếu canxi hoặc tỉ lệ canxi/phospho trong chế độ ăn không hợp lý, thiếu vitamin D hoặc cơ thể không hấp thu được vitamin D… Vì vậy, khối lượng khoáng chất đỉnh của xương ở tuổi trưởng thành thấp, đây được coi là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của bệnh loãng xương.

Theo nghiên cứu, tiền sử gia đình có cha, mẹ bị loãng xương hoặc gãy xương cũng dễ mắc hơn. Người ít hoạt động thể lực ít hoạt động ngoài trời, bất động quá lâu ngày do bệnh tật hoặc do nghề nghiệp cũng có thể bị loãng xương. Người có thói quen sử dụng nhiều rượu bia cà phê thuốc lá… làm tăng thải canxi qua đường thận và giảm hấp thu canxi ở đường tiêu hóa

Ngoài ra, người bị mắc một số bệnh như: thiểu năng các tuyến sinh dục nam và nữ (suy buồng trứng sớm, mãn kinh sớm, cắt buồng trứng thiểu năng tinh hoàn…), bệnh nội tiết: cường tuyến giáp cường tuyến cận giáp cường tuyến vỏ thượng thận, bệnh suy thận mãn hoặc phải chạy thận nhân tạo lâu ngày gây mất canxi qua đường tiết niệu các bệnh xương khớp mạn tính đặc biệt là viêm khớp dạng thấpthoái hóa khớp cũng bị loãng xương.

Dễ gây tàn phế

Trên thực tế lâm sàng, nhiều bệnh nhân bị lún xẹp đốt sống sẽ đau đớn dễ gây tàn phế do gãy đốt sống. Bệnh nhân luôn đau đớn, mọi sinh hoạt sẽ, lao động sẽ khó khăn. Bệnh nhân thường phải nằm để giảm đau vì khi nằm ngửa hạn chế cử động cột sống. Bệnh nhân có thể giảm chiều cao. Có thể biến dạng và tàn tật, các biến chứng liên quan đến gãy xẹp đốt sống bao gồm: mất vững từng đoạn cột sống, gù cột sống, các biến chứng thần kinh. Mất vững từng đoạn cột sống.

Khi gãy xẹp hơn 50% thân đốt sống, nguy cơ mất vững từng đoạn cột sống sẽ xảy ra. Các đoạn cột sống gắn kết với nhau để giúp cơ thể chịu được sức nặng, di chuyển và nâng đỡ toàn bộ cột sống. Khi một đoạn cột sống bị hỏng hoặc xẹp đến mức mất vững, nó có thể gây đau và làm giảm các hoạt động hàng ngày. Về sau, mất vững sẽ gây thoái hóa nhanh hơn cột sống ở vùng tổn thương.

Những tiến bộ trong điều trị

Các phương pháp không dùng thuốc (bao gồm dự phòng và điều trị). Chế độ ăn uống: bổ sung nguồn thức ăn giàu canxi (theo nhu cầu của cơ thể: từ 1.000 - 1.500mg hàng ngày, từ các nguồn: thức ăn sữa và dược phẩm), tránh các yếu tố nguy cơ: thuốc lá cà phê, rượu… tránh thừa cân hoặc thiếu cân. Chế độ sinh hoạt: tăng cường vận động, tăng dẻo dai cơ bắp, tránh té ngã…

Bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng các dụng cụ, nẹp chỉnh hình (cho cột sống cho khớp háng) giảm sự tỳ đè lên cột sống, đầu xương, xương vùng hông. Sử dụng các thuốc điều trị loãng xương Các thuốc bổ sung canxi vitamin D nếu chế độ ăn không đủ (dùng hàng ngày trong suốt quá trình điều trị.)

Điều trị triệu chứng khi có các biểu hiện đau cột sống, đau dọc các xương…khi mới gãy xương, lún xẹp đốt sống. Điều trị ngoại khoa được chỉ định khi có các biến chứng gãy cổ xương đùi, lún xẹp thân đốt sống. Trường hợp gãy cổ xương đùi có thể bắt vít xốp, thay chỏm xương đùi hoặc thay toàn bộ khớp háng. Lún xẹp thân đốt sống, biến dạng cột sống: tạo hình thân đốt sống bằng các phương pháp bơm xi măng qua da tạo hình đốt sống có bóng hoặc không bóng. Đây là phương pháp đơn giản chỉ cần gây tê tại chỗ, bệnh nhân có thể đi lại ngay sau phẫu thuật và thời gian nằm viện ngắn 2 - 3 ngày.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật