Tăng mỡ máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm có thể bạn không biết

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất càng ngày càng được nâng cao thì vấn đề ăn uống cũng được chú trọng hơn rất nhiều, kéo theo bệnh tăng mỡ máu gia tăng. Đây là bệnh liên quan mật thiết đến thói quen ăn uống cũng như chế độ sinh hoạt của mỗi một con người và có thể gây những biến chứng nặng nề như tăng huyết áp, tai biến mạch máu não...

Cholesterol máu là gì?

Cholesterol là một chất béo có tên là steroid có ở màng tế bào của tất cả các mô tổ chức trong cơ thể và được vận chuyển trong huyết tương của con người. Phần lớn cholesterol không có nguồn gốc từ thức ăn mà được gan tổng hợp nên từ các chất béo bão hòa một phần nhỏ cholesterol được hấp thu từ thức ăn như trứng sữa, não, thịt đỏ, mỡ động vật, lòng lợn, lòng bò, tôm...

Cholesterol kém tan trong nước, nó không thể tan và di chuyển trong máu mà phải nhờ vào lipoprotein (lipoprotein do gan tổng hợp ra và tan trong nước mang theo cholesterol) cholesterol rất cần cho sự hoạt động của màng các tế bào trong cơ thể, cần cho sự hoạt động của cơ thể để sản xuất ra một nội tiết tố và cũng là thành phần rất quan trọng của muối mật Còn triglycerit là gì? Chúng ta có thể hiểu một cách ngắn gọn là khi chất axit béo loại tự do  được hấp thu qua gan sẽ được chuyển thành cholesterol, nếu lượng axit béo bị dư thừa thì sẽ trở thành triglycerit. Tại gan, chất triglycerit sẽ kết hợp với chất apoprotein (do gan sản xuất ra) và được đưa ra khỏi gan dưới dạng lipoprotein có tỷ trọng thấp. Khi có sự mất cân bằng giữa lipit vào gan và lipit ra khỏi gan thì mỡ sẽ tích lại trong gan gây nên gan nhiễm mỡ Và người ta cũng thấy rằng khi gan bị nhiễm mỡ thì sẽ hạn chế chức năng sản xuất ra chất apoprotein làm cho lượng axít béo vào gan quá lớn càng làm cho gan nhiễm mỡ nặng hơn. Người ta cũng thấy nếu tăng quá cao triglycerit máu có nguy cơ gây viêm tụy cấp tính.

Khi nào được gọi là rối loạn mỡ máu (cholesterol và triglycerit)

Người ta thấy rằng khi có một trong các chất sau đây không nằm trong giới hạn bình thường thì được gọi là rối loạn:

Tăng cholesterol máu (bình thường cholesterol máu <5,2mmol/l). Cholesterol gồm các chất  HDL-C (high density lipoprotein-cholesterol: Cholesterol có tỷ trọng cao). HDL-C là loại cholesterol tốt có tác dụng bảo vệ thành mạch máu còn chất LDL-C (low density lipoprotein-cholesterol: cholesterol có tỷ trọng thấp). LDL-C trong máu người bình thường < 3,4mmol/l là loại cholesterol xấu có khả năng làm xơ vữa thành động mạch hậu quả là làm hẹp lòng động mạch gây tăng huyết áp đột quỵ tai biến mạch máu não Khi triglycerit máu trên 2,26 mmol/l được gọi là triglycerit cao. Còn khi tăng cả cholesterol và triglycerit thì được gọi là tăng mỡ máu hỗn hợp.

Một số nguyên nhân thường gặp gây tăng mỡ máu

Hay gặp nhất trong tăng cholesterol máu là do chế độ ăn không hợp lý như ăn nhiều mỡ động vật, phủ tạng động vật trứng (nhất là lòng đỏ trứng) sữa toàn phần, bơ thịt đỏ phủ tạng động vật... trong các bữa ăn hàng ngày. Tiếp đến là người béo phì ngoài ra người ta cũng có thể gặp do di truyền, mắc một số bệnh về rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường Còn tăng triglycerit hay gặp nhất là do uống quá nhiều rượu béo phì di truyền, lười vận động hoặc rối loạn gen chuyển hóa...

Một số biện pháp nhằm ngăn chặn tăng mỡ máu

 Hạn chế ăn mỡ động vật và nên thay bằng dầu thực vật trong các bữa ăn hàng ngày. Không nên ăn nhiều  phủ tạng động vật, nên ăn nhiều cá, mỗi tuần nên ăn từ 2-3 lần cá thay thịt. Cần tăng cường ăn rau hoa quả. Không nên nghiện rượu bia hoặc uống quá nhiều rượu bia hàng ngày. Không nên ăn quá nhiều tinh bột Nên ăn nhiều rau trong các bữa ăn, sau mỗi một bữa ăn nên có hoa quả để ăn như cam bưởi, táo nho Tăng cường tập thể dục đều đặn hoặc chơi các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, chơi cầu lông... Hạn chế tăng cân béo phì Nên đi khám bệnh định kỳ để được chỉ định xét nghiệm máu về mỡ máu Khi có hiện tượng tăng mỡ máu thì bác sĩ sẽ có những lời tư vấn bổ ích và khi cần thiết phải dùng thuốc bác sĩ cũng sẽ kê đơn phù hợp với bệnh của từng người. Không nên tự động mua thuốc để điều trị khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật