Các bệnh trẻ em thường gặp vào mùa hè nguy hiểm thế nào?

Các bệnh trẻ em thường gặp vào mùa hè nếu không sớm được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Vậy những bệnh đấy là gì? Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Các bệnh trẻ em thường gặp vào mùa hè nguy hiểm

Trong mùa hè các trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh thường mắc bệnh như: bệnh rôm sảy ở trẻ bệnh tiêu chảy bệnh chân tay miệng, bệnh sốt xuất huyết bệnh viên màng não, và bệnh sởi Ngoài ra còn rất nhiều trẻ bị say nắng và ngộ độc thực phẩm

Dưới đây là triệu chứng và cách phòng tránh bệnh cho trẻ và trẻ sơ sinh trong mùa hè các ông bố bà mẹ xem qua .

1. Sốt virut

Sốt virut là một trong các bệnh trẻ em thường gặp vào mùa hè

Sốt virut là một trong các bệnh trẻ em thường gặp vào mùa hè

Triệu chứng

- Lúc mới phát bệnh, trẻ thường sốt cao đau mỏi người đau đầu hắt hơi sổ mũi Khi ho có ít đờm trắng chứ không có màu vàng hoặc xanh  như ngày thường. Trẻ có thể phát ban hay gặp nhất là do virut rubella sởi gây ra.

- Sau đó sẽ xuất hiện các ban đỏ mịn, mọc từ đầu mặt xuống thân mình, chân

-  Mắc bệnh sốt virut nặng có thể gây cảm cúm sốt xuất huyết viêm phổi viêm não tiêu chảy viêm gan

Cách phòng bệnh

- Cho trẻ ăn chín, uống sôi và đầy đủ dinh dưỡng (cơm, cháo, thịt trứng đậu, rau củ quả, trái cây...)

- Điều chỉnh thời gian sinh hoạt, vui chơi và nghỉ ngơi hợp lý.

 - Tạo môi trường ở thông thoáng, sạch sẽ, giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ.

- Đối với trẻ mới biết bò, biết đi, nên rửa tay, chân thường xuyên cho trẻ, không để trẻ ngậm tay chân, đồ chơi đã rơi xuống nền nhà.

 - Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người, ra ngoài lúc mưa nắng nóng, không nên để trẻ ở lâu trong phòng có máy lạnh. 

2. Say nắng

Đây hiện tượng do nhiệt độ và tia cực tím của mặt trời gây ra làm trẻ có biểu hiện quấy hay quấy khóc và chán ăn do mệt mỏi nhức đầu Nếu bị say nắng mạnh có thể kèm theo nôn mửa hay hôn mê co giật do ức chế vỏ não.

Cách phòng bệnh

- Tuyệt đối không cho trẻ chơi dưới trời nắng gắt

- Tập thói quen cho trẻ uống nhiều nước.

-  Nếu đi du lịch hoặc  trong ngày hè thì nên cho trẻ chơi ngoài trời khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Phải đội mũ nón và hạn chế thời gian vui chơi quá dài gây yếu sức lực

-  Tăng cường các thức ăn có thể hỗ trợ giúp cơ thể chống lại các ảnh hưởng của ánh nắng và chống sự ôxy hóa như: các thức ăn giàu caroten có trong dưa hấu dưa vàng rau ngò cải bó xôi ); vitamin E có trong dầu đậu nành hạt điều hạt dẻ ; vitamin C có trong trà xanh trái cây tươi, rau cải xanh

3. Rôm sảy

Đây là hiện tượng viêm các nang tuyến chân lông khiến chúng lồi lên mặt da thành các bọc nước nhỏ, đỏ và ngứa ngáy. Nguyên nhân chủ yếu của rôm là do bít tắc lỗ chân lông bởi các chất bẩn. Đặc biệt khi thời tiết nắng nóng, cơ thể tăng cường hoạt động của các tuyến mồ hôi và tuyến nhầy trong cơ chế tăng thải nhiệt.

Mùa hè trẻ dễ mắc bệnh rôm sảy

Mùa hè trẻ dễ mắc bệnh rôm sảy

Cách phòng bệnh

- Hàng ngày phải ắm rửa sạch sẽ cho bé bằng xà phòng hay quả chanh tươi nhằm làm thông thoáng các lỗ chân lông trên bề mặt da.

- Bôi các loại kem chống viêm và chống nấm có chứa sterocorticoid và thường xuyên kiểm tra những vùng sa kín như bẹn, dưới cằm, khe mông có thể nổi mụn ngứa, thậm chí loét chợt da.

- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng.

4. Viêm não Nhật Bản B

Đây là một bệnh nhiễm khuẩn thần kinh gây dịch về mùa hè do một loại Arbovirus nhóm B gây nên. Virut gây bệnh được muỗi truyền từ súc vật sang người. Bệnh viêm não nhật bản có tỉ lệ tử vong khá cao hoặc để lại di chứng thần kinh nặng nề.

- Biểu hiện thường gặp là: sốt cao đau đầu nôn, rối loạn ý thức co giật rồi đi vào hôn mê nhanh chóng. Một số trường hợp có biểu hiện liệt thần kinh.

Cách phòng bệnh

- Biện pháp tích cực nhất để phòng bệnh chính là tiêm vaccine VNNB đúng và đầy đủ. Vaccine viêm não được khuyến nghị tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên, tiêm mũi thứ hai sau mũi thứ nhất 1 tuần và tiêm mũi thứ 3 sau một năm, có thể tiêm nhắc lại sau 3-4 năm cho đến 15 tuổi. Không nên để đến mùa dịch mới tiêm phòng vì khi vừa tiêm vac-xin, cơ thể chưa kịp sinh thích nghi và miễn dịch kịp thời.

- Bên cạnh đó cần chủ động phòng tránh muỗi đốt như diệt muỗi, đi ngủ mắc màn... là biện pháp tích cực để phòng bệnh.

5. Tiêu chảy cấp

Những nguyên nhân chính gây tiêu chảy thường là virus vi khuẩn hoặc ký sinh trùng…

Trẻ bị tiêu chảy do ký sinh trùng

Trẻ bị tiêu chảy do ký sinh trùng

Khi đó cơ thể trẻ xuất hiện biểu hiện như:

-Trẻ bị sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C gây co giật

- Đi ngoài 10 – 15 lần/ngày. Phân lỏng, nhiều nước có mùi chua nhiều khi có nhầy máu

- Nôn liên tục hoặc vài lần trong ngày, thường nôn sau khi ăn

- Trẻ biếng ăn hơn, uống nhiều nước, tiểu ít

- Có thể có các biểu hiện về viêm đường hô hấp như ho, chảy mũi, khám thấy viêm họng cấp phát ban

Cách phòng bệnh

- Đối với trẻ sơ sinh nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu để tăng cường hệ thống miễn dịch cho bé. Cho ăn bổ sung kèm theo bú, không nên cho trẻ bú chai, ngậm bình hoặc ngậm vú giả

- Tập thói quen rửa tay cho trẻ trước khi ăn

- Sử dụng nguồn nước sạch, chế biến và bảo quản thức ăn hợp vệ sinh

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật