Phương pháp xử trí 5 bệnh trẻ thường mắc phải khi chuyển mùa

Viêm phổi, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, viêm da… là bệnh trẻ dễ mắc khi thời tiết chuyển mùa. Cha mẹ cần chú ý giữ ấm cho con, tránh để bị lạnh, ẩm hay gió lùa.

Sự thay đổi về thời tiết thường làm cho sức đề kháng của trẻ suy giảm nên rất dễ nhiễm bệnh Đặc biệt trong giai đoạn chuyển mùa như hiện nay khí hậu lạnh, độ ẩm không khí cao là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh trưởng, từ đó gây bệnh cho người, nhất là các bệnh về đường hô hấp ở trẻ nhỏ.

Theo tiến sĩ, bác sĩ Didier Decamps, Giám đốc Y khoa phòng khám Daisy, sức đề kháng của trẻ còn yếu nên nguy cơ biến chứng nặng đi từ các bệnh theo mùa là rất cao. Do đó cha mẹ cần chủ động trang bị kiến thức để biết cách xử trí khi con bị bệnh, chẳng hạn:

1. Viêm phổi

Bệnh này rất nguy hiểm với trẻ nhỏ vì sức đề kháng cũng như khả năng chịu lạnh của các em kém hơn người lớn. Để biết con mình có gặp vấn đề về phổi không, cha mẹ có thể đếm nhịp thở xem trẻ có thở nhanh, thở gấp không. Đây là dấu hiệu quan trọng và dễ nhận biết nhất nếu bị viêm phổi Cụ thể, trường hợp được cho là thở nhanh nếu trẻ dưới 2 tháng tuổi có nhịp thở từ 60 lần trong một phút trở lên, trẻ từ 2 tháng đến một tuổi nhịp thở từ 50 lần trong một phút, trẻ từ một đến 5 tuổi thở từ 40 lần trong một phút, trẻ từ 5 tuổi trở lên nhịp thở từ 30 lần mỗi phút.

Nếu trẻ bị viêm phổi cha mẹ cần chú ý giữ ấm, tránh để bé bị lạnh, ẩm hay gió lùa. Nếu chỉ sốt ho do cảm cúm thông thường không cần nhập viện. Trẻ có biểu hiện ho, sốt, kèm theo thở nhanh, rút lõm lồng ngực mệt mỏi suy hô hấp biến chứng phổi, cần đưa đến bệnh viện khám và điều trị kịp thời. Lưu ý không nên tùy tiện dùng thuốc kháng sinh nếu không có chỉ định của bác sĩ.

2. Viêm tiểu phế quản

Đây là bệnh hô hấp cấp tính, thường gặp ở trẻ nhỏ do viêm tắc các tiểu phế quản Bệnh xuất hiện quanh năm, cao nhất vào mùa đông và đầu xuân. Nhiều trường hợp trẻ mắc bệnh này chỉ có triệu chứng sổ mũi trong, ho nhẹ.

Ttrẻ bị viêm tiểu phế quản nhẹ có thể điều trị ở nhà bằng cách cho uống đủ nước để làm loãng đờm dịu ho, sát khuẩn mũi, họng bằng dung dịch nước muối 0,9%, uống thuốc hạ sốt nếu có dấu hiệu sốt. Thấy bé không thể hạ sốt bỏ bú, nôn trớ, thở nhanh khó thở rút lõm lồng ngực, cánh mũi phập phồng, da tím tái phải nhanh chóng đưa đến bệnh viện điều trị.

3. Cảm cúm

Biểu hiện thường gặp là sốt đau đầu chóng mặt ho đau họng nghẹt mũi chán ăn hắt hơi thường xuyên và chảy nước mũi trong. Tùy theo sức đề kháng của cơ thể mà thời gian bệnh kéo dài hay ngắn, giảm nhẹ hoặc nghiêm trọng hơn.

Chăm sóc khi trẻ bị cảm tưởng chừng đơn giản, song nếu không cẩn thận bệnh nhi dễ mắc thêm các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản viêm phổi Ngay khi bắt đầu có triệu chứng hắt hơi sổ mũi, cha mẹ cần chú ý giữ ấm cho cơ thể bé, nên dùng khăn giấy hoặc khăn sữa khô sạch thấm nhẹ nước mũi chảy ra. Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý loại dùng cho trẻ cũng giúp vệ sinh vùng mũi họng, giảm triệu chứng nghẹt mũi để bé có giấc ngủ tốt hơn.

Lưu ý: Khi trẻ bị bệnh cơ thể mất rất nhiều nước nên cần bổ sung nước. Có thể cho uống thêm các loại sinh tố sữa tươi để tăng sức đề kháng. Khi bé có dấu hiệu sốt cao, li bì, ho nặng tiếng phải đưa đến bác sĩ điều trị kịp thời, tránh biến chứng.

4. Dị ứng da

Trời lạnh tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn nấm phát triển gây bệnh ngoài da, đặc biệt là mề đay, chàm nứt gót chân da mẩn đỏ. Bệnh khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu, gãi không kiểm soát, có thể dẫn đến nhiễm trùng

Lưu ý: Trời lạnh da khô mất nước cũng gây dị ứng da. Do đó cần chú ý bổ sung nước đầy đủ cho trẻ, không nên tắm nước quá nóng. Trong trường hợp cần thiết, có thể bôi kem chống dị ứng theo chỉ định của bác sĩ. Nếu tình trạng này kéo dài, nên đưa trẻ đi bệnh viện khám để biết chính xác nguyên nhân mới có thể điều trị khỏi. Không nên xem nhẹ bệnh này vì khi da bị tổn thương, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, gây nhiễm trùng nặng.

5. Rối loạn tiêu hóa

Biểu hiện thường gặp là trướng bụng đau bụng tiêu chảy táo bón Nguyên nhân có thể do ăn thực phẩm nhiễm khuẩn thức ăn nguội, mặc quần áo chưa đủ ấm khiến vùng bụng hoặc bàn chân bị lạnh.

Ngay khi trẻ gặp vấn đề về tiêu hóa cha mẹ cần xem lại khẩu phần ăn trong ngày để cân đối dinh dưỡng tránh cho bé ăn thực phẩm quá lạnh hoặc để qua đêm. Sau mỗi lần bé đi ngoài, nên cho bé uống oserol pha đúng tỷ lệ để bù nước và chất điện giải Hãy cho bé ăn đồ mềm, dễ tiêu hóa, tiếp tục bú mẹ hoặc uống sữa ít béo.

Trong trường hợp trẻ bị táo bón nên xem lại khẩu phần ăn, cho trẻ uống đủ nước, tăng lượng chất xơ để kích thích niêm mạc đại tràng Nếu bé đi ngoài phân xanh, lỏng là dấu hiệu của viêm dạ dày ruột, còn gọi nhiễm trùng đường tiêu hóa, cần đưa bé đến khám bác sĩ ngay.

"Khi trẻ chẳng may mắc những căn bệnh trên, phụ huynh cần bình tĩnh, không hốt hoảng mới có thể sáng suốt mà xử trí đúng cách. Bên cạnh đó nên thường xuyên đưa trẻ đi khám định kỳ để tầm soát bệnh cũng là cách phòng bệnh hiệu quả", bác sĩ Didier khuyên.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật