Bệnh trĩ có thể chữa khỏi? Các bạn tham khảo thêm về bệnh này nhé!

Thông tin tại chương trình, TS. Lê Mạnh Cường,  trĩ có 3 loại: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp (là loại trĩ kết hợp giữa trĩ nội và trĩ ngoại). Với người dân, nếu thấy những dấu hiệu bất thường ở vùng hậu môn trực tràng như đi ngoài ra máu, thấy sa khối gì đó ở hậu môn khi đi đại tiện hoặc thấy đau khi đi đại tiện thì nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Riêng về góc độ y học cổ truyền, TS. BS. Trần Thái Hà cho hay: Theo quan niệm YHCT bệnh trĩ là hạ trĩ, có nhiều thể bệnh: huyết ứ khí huyết hư và thấp nhiệt. Có 2 phương pháp điều trị: sử dụng các phương pháp y học cổ truyền và không sử dụng các phương pháp y học cổ truyền.

Trong đó, dùng phương pháp y học cổ truyền lại chia làm 2 loại: sử dụng các thuốc dùng ngoài: bôi, xông, đắp và sử dụng thuốc uống, tùy thuộc vào việc khám chữa và kê đơn của các bác sĩ. Còn điều trị không sử dụng phương pháp y học cổ truyền cũng có nhiều dạng như châm cứu, xoa bóp bấm huyết, yoga.....

TS. BS. Trần Thái Hà cũng cho hay, bệnh nhân cũng có thể điều trị bệnh trĩ tại nhà bằng xoa bóp bấm huyệt tuy nhiên trước đó cần đến khám bác sĩ chuyên khoa để phân loại, đánh giá mức độ tổn thương trĩ để có cách điều trị phù hợp. Trong y học cổ truyền, xoa bóp bấm huyệt là sử dụng các huyệt để chữa trĩ.

Còn về xoa bóp bấm huyệt tại nhà, BS Hà lưu ý hai huyệt chính là quan nguyên và khí hải, cách rốn theo thứ tự là 1 và 1,5 thốn. Khi xoa bóp bấm huyệt chúng ta dùng hai tay, đặt tay này lên tay kia rồi xoa bóp theo chiều kim đồng hồ. Trung bình mỗi ngày, người bệnh nên làm 2 lần và mỗi lần khoảng 10 phút. Ngoài ra, xoa bóp bấm huyệt bách hội để ích khí tăng đề, hoặc huyệt trường cường, rất có ích cho điều trị bệnh trĩ

Bên cạnh đó, liên quan tới việc dưỡng sinh yoga chúng ta có thể luyện cho các bệnh nhân bệnh trĩ luyện tập để chữa bệnh. Các bệnh nhân có thể luyện dưỡng sinh, tập thở theo phương pháp y học cổ truyền của bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng để có thể tụ khí tại huyệt khí hải ở dưới rốn khoảng 1,5 thốn (1 thốn bằng khoảng chiều ngang của ngón tay cái)... sẽ giúp các bệnh nhân đỡ bệnh hơn.

Ngoài ra, với các bệnh nhân mang thai lo ngại các phương pháp trên ảnh hưởng tới em bé, thì có thể sử dụng phương pháp xông các vật liệu thiên nhiên như hoa hòe lá lộc vừng....

Trao đổi về những nguyên nhân gây bệnh trĩ BS CK II Phạm Hưng Củng cho hay: Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh trĩ Đối tượng mắc bệnh đa dạng: dân văn phòng, lái xe, thầy giáo... Một trong những nguyên nhân nhiều nhất là táo bón kéo dài, chiếm tới 60-70% nguyên nhân gây bệnh.

Vì cơ chế của trĩ là đám rối tĩnh mạch trĩ trong hoặc trĩ ngoài sa xuống thành búi. Có người phải đến 3-4 ngày mới đi ngoài, phân lưu cữu, rắn, đi ngoài khó khăn, gây tác động tăng áp lực vùng tiểu khung. Mỗi ngày một ít làm đám rối tĩnh mạch giãn ra, gây búi trĩ

Một trong những nguyên nhân cần quan tâm là táo bón kéo dài. Nguyên nhân thứ 2 là bệnh lý ở vùng hậu môn trực tràng Nguyên nhân thứ 3 là bệnh nghề nghiệp: đứng nhiều, ngồi nhiều, trọng lực dồn ổ bụng, tăng lên làm giãn đám rối tĩnh mạch trong và ngoài.

Vì vậy, xét về nghề nghiệp, chẳng hạn như nghề giáo viên, 40-50 tiết dạy 1 tuần, rồi nghề lái xe, các cán bộ văn phòng ngồi máy lạnh, ngồi vi tính, thậm chí trong văn phòng từ bàn này sang bàn kia, chúng ta còn không đứng dậy đi mà đẩy ghế. Trời nắng, cũng không ra ngoài mà điện thoại gọi cơm văn phòng.

Cả ngày, phải đến hàng chục tiếng ngồi như vậy, thì trĩ là chuyện thường xảy ra. Dân văn phòng rất coi thường vấn đề vận động, xét cho cùng đó là nguyên nhân gây trĩ. Người công nhân vác bao tải nặng cũng có thể gây áp lực lên hậu môn trực tràng gây ra búi trĩ.

Nguyên nhân nữa là về mặt sinh lý đối với phụ nữ mang thai ngày càng to, nhất là 3 tháng cuối, thai to chèn vào tiểu khung, chèn vào vùng có thể gây ra trĩ, mà người ta gọi là trĩ thời kỳ mang thai

Để phòng tránh bệnh cần dựa vào nguyên nhân mà một nguyên nhân quan trọng cần tránh là táo bón chủ yếu do chế độ ăn uống làm việc. Phải đi lại vận động, ăn nhiều rau củ quả. Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo, mỗi ngày nên ăn 300 gram rau tươi, uống ít nhất 2 lít nước, vào mùa hè có thể uống 2-3 lít sữa Chúng ta có sai lầm là chỉ uống nước khi khát.

Phải điều chỉnh đạm đường bột, phải tăng cường rau củ quả, vì rau củ quả cho chúng ta các loại vitamin chống oxy hoá. Với những người làm việc văn phòng phải dành thời lượng nhất định đi lại. Lái xe ở trạm nghỉ phải xuống nghỉ, vươn vai. Ít nhất 1 tuần dành 2-3 buổi, mỗi buổi dành 1-2 giờ vận động như đi xe đạp, đi bơi phù hợp với lứa tuổi.

Với câu hỏi của độc giả bệnh trĩ có thể chữa khỏi hay không, TTƯT- BSCK I Nguyễn Hồng Hải cho biết: điều này phụ thuộc vào bệnh nhân. Bệnh trĩ cũng như các bệnh lý khác điều trị sớm ngay ban đầu là điều rất quan trọng. Ví dụ như trĩ từ độ 1, độ 2 nếu chúng ta đi khám và tuân thủ theo chế độ điều trị của bác sĩ.

Có nhiều trường hợp bệnh nhân chỉ đỡ ở giai đoạn đầu: đau chảy máu bệnh nhân hốt hoảng điều trị nhưng sau khi đỡ bệnh nhân lại dừng quá trình điều trị. Nếu bệnh nhân trĩ độ 1, độ 2 tuân thủ điều trị và sử dụng các thảo dược thì một số thảo dược có tác dụng rất tốt làm tăng khả năng thành mạch, tĩnh mạch hoặc chống táo bón, kháng khuẩn.

Nếu như trĩ ở độ 3, độ 4 bệnh nhân có thể đến bác sĩ sử dụng các phương pháp can thiệp phẫu thuật như cắt. Như vậy, điều trị triệt để và duy trì chế độ ăn làm thế nào để tránh táo bón và phải vận động để làm giảm tình trạng trĩ tái phát, nên hạn chế một số vận động nặng như tập tạ, tennis, thay đổi hành vi cùng với việc dùng thuốc của bác sĩ.

BS CK II Phạm Hưng Củng cũng khẳng định, bệnh trĩ có thể chữa khỏi nếu điều trị đúng, điều trị sớm, đều, đủ và có sự kết hợp hài hòa giữa thầy thuốc và người bệnh thì có thể khỏi hoàn toàn nếu bệnh trĩ mới ở độ 1, độ 2. Độ 1 là búi trĩ mới giãn, gờ lên ở vùng hậu môn trực tràng, còn độ 2 là giãn ra một ít và có thể rách và chảy máu.

Nếu độ 1, 2, chúng ta tập luyện làm cho máu huyết không ứ, nhiệt ở đại tràng, dùng một số thảo dược làm cho đường ruột thông thoáng. Còn nếu như để bệnh không quan tâm không phối hợp, e ngại không nói ra thì đến độ 3+, độ 4 thì chữa khó và khó khỏi.

Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, hiện nay với sự phát triển của khoa học công nghệ, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm việc phẫu thuật sẽ không quá đau như trước đây, bệnh nhân không nên quá lo lắng và khi đạt được kết quả thì nên duy trì chế độ ăn nhiều thành phần chất xơ để chống táo bón, có thể sử dụng sản phẩm có thành phần như diếp cá vừa làm tăng khả năng cho mao mạch và tránh táo bón thì tác dụng sẽ bền vững hơn.

Riêng với trẻ em theo TS. Lê Mạnh Cường, trĩ rất ít gặp ở trẻ em mà thường chỉ là đại tiện khó (táo bón). Mọi người thường cho táo bón là do nóng gan hay ăn các đồ cay nóng, thực ra không phải vậy táo bón thường gặp ở trẻ nhỏ do sự phát triển chưa hoàn chỉnh về thần kinh táo bónngười già là do thoái hóa.

Đối với trẻ nhỏ điều trị tốt hơn, có thể sử dụng sóng giao thoa để kích thích lại nhu động ruột của đại tràng hay kích điện sàn chậu hoặc có thể kết hợp với thuốc y học cổ truyền. BSCKI Nguyễn Hồng Hải cũng khuyến cáo, các gia đình cần thay đổi chế độ ăn cho trẻ, cung cấp cho trẻ thêm rau xanh bổ sung thành phần vitamin C cho trẻ như rau ngót rau mồng tơi Các bà mẹ có thể giúp trẻ tăng cường trương lực cơ ở vùng bụng cho trẻ bằng xoa bóp. Có thể xoa 50 vòng ở vùng bụng mỗi ngày sẽ giảm bớt tình trạng táo bón ở trẻ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật