Liệu pháp tế bào miễn dịch: Phương pháp triển vọng hỗ trợ trị ung thư
Để giúp người bệnh ung thư có hệ miễn dịch cân bằng, khỏe mạnh, Trường ĐH Y Hà Nội - cơ sở đầu tiên của cả nước đã triển khai thành công việc tách chiết, nuôi cấy và hoạt hoá tế bào miễn dịch của một số bệnh nhân ung thư và sẽ đưa vào điều trị trong thời gian tới.
Số người mắc và tử vong do ung thư ngày càng tăng
Hiện nay bệnh ung thư là một trong số các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới nhưng con số mắc mới vẫn chưa dừng lại. Toàn cầu hiện có khoảng 32 triệu người đang sống chung với căn bệnh này, trong đó mỗi năm có hơn 14 triệu người mắc mới (60% là ở các nước đang phát triển) và 8,2 triệu người tử vong.
Tại Việt Nam, số trường hợp mắc mới ung thư tăng nhanh từ 68 nghìn trường hợp năm 2000 lên 126 nghìn năm 2010 và dự kiến sẽ vượt qua 190 nghìn ca vào năm 2020, xếp ở vị trí 78/172 quốc gia, vùng lãnh thổ khảo sát với tỷ lệ tử vong 110/100.000 người, ngang với tỷ lệ tại Phần Lan, Somalia, Turmenistan. Ở nam giới, 5 ung thư phổ biến là ung thư phổi gan dạ dày đại trực tràng và vòm họng. Ở nữ giới lần lượt là ung thư vú phổi gan cổ tử cung và dạ dày
Do những mất mát về lực lượng lao động và chi phí cho điều trị, chăm sóc người bệnh ung thư là rất lớn nên đã có nhiều công trình nghiên cứu trên khắp thế giới nhằm tìm ra phương pháp hiệu quả nhất chữa trị căn bệnh này. Không nằm ngoài vòng quay này, Trường ĐH Y Hà Nội đang tiếp nhận và triển khai ứng dụng liệu pháp tế bào miễn dịch, một trong những phương pháp điều trị bệnh ung thư đạt kết quả cao tại Nhật Bản.
Thành công của liệu pháp tại Nhật Bản
GS.TS. Tạ Thành Văn - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội, Chủ nhiệm đề tài hợp tác liệu pháp tế bào miễn dịch cho biết, tại Nhật Bản, phương pháp điều trị tiên tiến này đã được triển khai trong khoảng 10 năm qua tại một số cơ sở y tế đặc biệt.
Năm 2013, liệu pháp tế bào trị liệu trong ung thư chính thức được Chính phủ Nhật Bản công nhận là một phương pháp điều trị hỗ trợ ung thư Trong số khoảng gần 10.000 bệnh nhân ung thư (thận, phổi dạ dày gan…; đa số là bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn khối u đã di căn) được điều trị tại bệnh viện của đối tác Nhật Bản song chưa ghi nhận bất cứ tai biến hay tác dụng phụ nào.
Tùy thuộc giai đoạn bệnh và loại ung thư phương pháp này giúp kiểm soát bệnh, làm nhỏ hoặc biến mất khối u (khoảng 6%), nâng cao chất lượng sống (54%), (tình trạng lâm sàng được cải thiện: bệnh nhân ngủ được, không bị đau đớn, không phải ung thuốc giảm đau…) trong khi vẫn cho phép kết hợp với các phương pháp điều trị ung thư truyền thống khác như: phẫu thuật xạ trị hay hoá trị liệu.
Triển vọng áp dụng ở Việt Nam
Tại Trường ĐH Y Hà Nội, với sự trợ giúp trực tiếp của chuyên gia Nhật Bản đã tách chiết, nuôi cấy và hoạt hoá tế bào miễn dịch của một số bệnh nhân ung thư cho kết quả rất tốt, số lượng tế bào sau nuôi cấy đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng (93-99%). Kết quả này là giai đoạn khởi đầu quan trọng cho việc ứng dụng trong điều trị trong thời gian tới.
Theo GS.TS. Tạ Thành Văn, trong cơ thể, khi xuất hiện tế bào ung thư thì đồng thời cũng sẽ xuất hiện các tế bào nhận diện ung thư tạo ra các đáp ứng miễn dịch đặc biệt sinh ra kháng thể thể dịch và kháng thể tế bào tấn công tế bào ung thư.
Nhưng khi mất cân bằng về hệ miễn dịch thì tế bào ung thư sẽ phát triển mạnh lên. Liệu pháp tế bào miễn dịch trong điều trị ung thư là phương pháp khôi phục sự cân bằng miễn dịch trong cơ thể bệnh nhân, tái lập lại và tăng cường số lượng và chức năng các tế bào miễn dịch để tăng khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư.
Với liệu pháp này, bệnh nhân sẽ được lấy (khoảng 10 - 30ml máu ngoại vi) để phân lập các tế bào miễn dịch, nuôi cấy và hoạt hoá các chức năng chuyên biệt của các tế bào này trong môi trường đặc biệt.
Sau khi đủ số lượng và có được các chức năng mong muốn (chức năng nhận diện và tiêu diệt tế bào ung thư), tế bào miễn dịch sẽ được truyền trở lại cơ thể người bệnh, tạo ra hàng rào tế bào miễn dịch đủ mạnh chống lại các tế bào ung thư Hiện tại, liệu pháp tế bào miễn dịch được đánh giá là khá hiệu quả, an toàn, không có tác dụng phụ vì bệnh được truyền tế bào miễn dịch được phân lập, tăng sinh và hoạt hoá từ chính bản thân người bệnh.
- Dịch bệnh không chừa một ai, điểm khác giữa mắc Covid-19 và... (Chủ nhật, 20:19:00 16/05/2021)
- 6 cơn đau thường gặp báo hiệu cơ thể đang gặp nguy hiểm, bị... (Thứ bảy, 12:57:06 08/05/2021)
- 7 dấu hiệu ở bàn chân cảnh báo cơ thể đang gặp nguy, cần... (Thứ sáu, 16:40:03 07/05/2021)
- 5 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư tuyến tụy chớ dại bỏ qua (Thứ Ba, 15:28:08 04/05/2021)
- Cơ thể có 5 dấu hiệu này chứng tỏ bạn đang thiếu vitamin C,... (Thứ bảy, 10:43:04 01/05/2021)
- Chân sưng phù: Đừng xem thường bởi đó là dấu hiệu của 7... (Thứ bảy, 21:06:08 24/04/2021)
- 2 món không ăn buổi sáng, 2 thứ không đụng buổi tối, 3 điều... (Thứ Ba, 08:40:06 20/04/2021)
- Buổi sáng ngủ dậy thấy 4 việc này chứng tỏ bệnh gan bạn... (Chủ nhật, 08:30:02 18/04/2021)
- Tê tay tưởng chuyện thường nhưng cẩn thận, đó là dấu hiệu... (Thứ năm, 13:21:06 15/04/2021)
- Đừng coi thường dấu hiệu cứng ngón tay, rất có thể đó là... (Thứ bảy, 08:32:04 10/04/2021)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:05 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:07 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:01 12/02/2023