Những người mắc bệnh viêm khớp cùng chậu - Chớ nên chủ quan
Viêm cột sống dính khớp, lúc nào thì cần phải dùng thuốc?
Một số nhóm thuốc giúp điều trị hiệu quả bệnh viêm khớp cùng chậu
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây VKCC rất đa dạng, được xếp vào nhóm bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính. Đây là nhóm bệnh bao gồm một số bệnh được đặc trưng bởi sự kết hợp giữa hội chứng cùng chậu cột sống (trong đó có VKCC) và hội chứng bao gân, hội chứng ngoài khớp với nhiều biểu hiện khác nhau. Bệnh thường có tính chất gia đình bệnh không liên quan đến các yếu tố tự miễn (yếu tố dạng thấp hay các kháng thể thường gặp trong một số bệnh hệ thống) cho nên có tên là nhóm bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính (viêm cột sống dính khớp viêm khớp vảy nến viêm khớp phản ứng một số bệnh đường ruột do thấp như: viêm đại - trực tràng chảy máu tự miễn (bệnh Crohn),…).
Lúc còn trẻ, nếu bị VKCC, không điều trị, về già chữa trị sẽ rất khó khăn, bệnh lại nặng thêm và xuất hiện nhiều biến chứng do kèm theo sự lão hóa sụn khớp VKCC thường có một hoặc hai bên.
Ở nữ giới, VKCC trong thời kỳ mang thai và sau đẻ là bệnh thường gặp, bởi vì, khi mang thai thai lớn dần, chèn ép các mạch máu ở vùng tiểu khung gây ứ huyết, sung huyết tại chỗ, từ đó gây chèn ép niệu quản - bàng quang làm ứ tiểu và khó khăn trong bài tiết nước tiểu dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm đường tiểu ngược dòng. Loại nhiễm khuẩn này, đầu tiên chỉ khu trú trong vùng sinh dục tiết niệu, dần dần lan đến VKCC. Mặt khác, với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, nếu bị VKCC lâu ngày không điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến dính khớp. Khi đã bị dính khớp sẽ làm cho khung chậu không thể giãn ra được trong thời kỳ mang thai lúc chuyển dạ rặn đẻ khung chậu khó giãn nở (tiểu khung bị hẹp) sẽ khiến cho thai nhi khó có thể đi qua, phải can thiệp bằng kỹ thuật mổ lấy thai Đồng thời, tình trạng viêm cũng là yếu tố thuận lợi dễ kết hợp với nhiễm khuẩn vùng phần phụ, tiết niệu có từ trước, nhất là phụ nữ trong những ngày “đèn đỏ“ vệ sinh không tốt gây viêm bộ phận sinh dục, tiết niệu lan đến khớp cùng chậu gây VKCC nhiễm khuẩn.
Ngoài ra, VKCC có thể liên quan trực tiếp tới yếu tố cơ địa và có tính chất gia đình.
Triệu chứng
Bình thường, hai khớp cùng chậu nằm ở phía sau, giữa hai mông, nơi tiếp giáp giữa xương cùng cụt nằm dưới cột sống thắt lưng và phía sau của hai xương cánh chậu. Do vậy, khi khớp cùng chậu bị viêm, người bệnh thấy đau ở vùng cột sống thắt lưng cùng, giữa hai mông, vùng chậu hông. Đau thường có tính chất âm ỉ, kéo dài dai dẳng. Bệnh thường có những triệu chứng đau vùng thắt lưng kéo dài đau cả vùng xương chậu và xương cụt, đau khi ngồi lâu và xuất hiện cứng và tê xuống hai chân, hạn chế cúi ngửa, xoay. Đau có thể lan xuống đùi, cẳng chân giống như đau dây thần kinh tọa Một số trường hợp VKCC khi mang thai hay sau đẻ (đặc biệt hay gặp sau đẻ), người bệnh đau rất dữ dội, dù ở tư thế ngồi hay nằm nghiêng, nằm sấp, nằm ngửa đều đau, đặc biệt đau tăng khi cử động dù rất khẽ. Đa số người bệnh, thường đau tăng khi đứng lâu, dạng chân, khi đứng dồn lực vào một bên chân, hoặc khi chạy hoặc leo cầu thang hoặc gây căng cứng cơ. Với một số phụ nữ bệnh thường xuất hiện vài tháng sau khi có thai, kéo dài trong suốt thời kỳ mang thai và sau khi đẻ. Trong một số trường hợp, người phụ nữ còn có những dấu hiệu viêm vùng tiểu khung với các triệu chứng đau bụng âm ỉ đau bụng dưới, đau khi đại tiểu tiện, tiết dịch hay chảy máu âm đạo bất thường, giao hợp đau.
Ngoài biểu hiện VKCC, bệnh nhân nữ có thể có sốt kèm biểu hiện nhiễm khuẩn bàng quang niệu đạo hay viêm đường sinh dục như: tiểu buốt tiểu rắt nước tiểu đục hay có máu hoặc khí hư đục, có mùi, sốt và rét run buồn nôn và nôn.
Biến chứng
VKCC, nếu để lâu không được chữa trị sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình vận động (không thể ngồi lâu để làm việc hoặc khó cúi xuống, nghiêng hay xoay người rất khó khăn do cứng cột sống thắt lưng, lưng và cổ). Mặt khác, VKCC có thể lan ra, gây tổn thương dây thần kinh tọa thậm chí làm teo cơ đùi và nếu để lâu sẽ teo cơ mông. Vì vậy, nhiều khi dễ nhầm lẫn VKCC với đau do thần kinh tọa thoát vị đĩa đệm Đau thường có tính chất âm ỉ, kéo dài triền miên làm bệnh nhân rất khó chịu ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống Với nữ giới, một số ít trường hợp VKCC nếu để lâu ngày có thể dẫn đến dính khớp, làm cho khung chậu không thể giãn ra được trong thời kỳ mang thai và khi sinh, dẫn đến đẻ khó dẫn đến phải mổ đẻ.
Nguyên tắc chữa trị và phòng bệnh
Bệnh VKCC thường hồi phục chậm. Tùy theo nguyên nhân mà bệnh khỏi nhanh hay chậm. Nhìn chung, VKCC sau đẻ thường khỏi nhanh hơn và khỏi hoàn toàn. VKCC ở nhóm bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính thường tồn tại dai dẳng. VKCC nhiễm khuẩn tiên lượng phụ thuộc vào chẩn đoán và điều trị sớm hay muộn, có biến chứng viêm nhiễm, tắc đường sinh dục kèm theo hay không.
Nguyên tắc điều trị, ngoài việc dùng kháng sinh thuốc không steroid giảm đau cần kết hợp vật lý liệu pháp. Một điều cần nhấn mạnh là ngoài việc dùng thuốc thì việc tập luyện vận động có thể là biện pháp chính chứ không thể chỉ dựa vào thuốc Điều trị và luyên tập là hai việc quan trọng và phải tiến hành đồng thời. Để điều trị căn bệnh này tận gốc, chỉ uống thuốc điều trị thôi chưa đủ, quan trọng là người bệnh cần luyện tập thể dục để giúp vùng khung chậu có độ co giãn tốt. Vì vậy, khi nghi bị viêm khớp cùng chậu nên đi khám bệnh để được bác sĩ hướng dẫn các động tác tập luyện cụ thể, vừa giúp luyện tập cột sống, vừa giúp tập tuyện khung chậu để xương chậu cơ động, linh hoạt, dẻo dai.
Theo một số bác sĩ chuyên khoa khớp, bài tập hiệu quả và đơn giản có thể tự bản thân thực hiện là nằm ngửa trên nền phẳng, chân trái co về sát ngực, hai tay vòng lấy chân, giữ người ở tư thế thẳng, rồi quay hết cỡ về bên phải, đến khi đầu gối chạm sàn, rồi lại quay ngược về bên trái, nghiêng người hết cỡ để đầu gối chạm sàn. Động tác tập này rất hiệu quả đối với việc tập luyện khung xương chậu. Cần tập lần lượt mỗi bên chân rồi chuyển sang chân còn lại trong thời gian 30 - 40 phút mỗi ngày. Khi điều trị nội khoa, kết hợp với vật lý trị liệu nếu bệnh không giảm, triệu chứng đau ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hoàng ngày và có nguy cơ gây biến chứng, chỉ định điều trị ngoại khoa nên được cân nhắc.
- Dịch bệnh không chừa một ai, điểm khác giữa mắc Covid-19 và... (Chủ nhật, 20:19:03 16/05/2021)
- 6 cơn đau thường gặp báo hiệu cơ thể đang gặp nguy hiểm, bị... (Thứ bảy, 12:57:09 08/05/2021)
- 7 dấu hiệu ở bàn chân cảnh báo cơ thể đang gặp nguy, cần... (Thứ sáu, 16:40:03 07/05/2021)
- 5 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư tuyến tụy chớ dại bỏ qua (Thứ Ba, 15:28:02 04/05/2021)
- Cơ thể có 5 dấu hiệu này chứng tỏ bạn đang thiếu vitamin C,... (Thứ bảy, 10:43:09 01/05/2021)
- Chân sưng phù: Đừng xem thường bởi đó là dấu hiệu của 7... (Thứ bảy, 21:06:04 24/04/2021)
- 2 món không ăn buổi sáng, 2 thứ không đụng buổi tối, 3 điều... (Thứ Ba, 08:40:00 20/04/2021)
- Buổi sáng ngủ dậy thấy 4 việc này chứng tỏ bệnh gan bạn... (Chủ nhật, 08:30:08 18/04/2021)
- Tê tay tưởng chuyện thường nhưng cẩn thận, đó là dấu hiệu... (Thứ năm, 13:21:04 15/04/2021)
- Đừng coi thường dấu hiệu cứng ngón tay, rất có thể đó là... (Thứ bảy, 08:32:04 10/04/2021)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:00 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:08 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:08 12/02/2023