Tiêu chảy khi đi du lịch - nguyên nhân, cách phòng ngừa

Khi bị tiêu chảy, bạn nên uống 2 ly nước mỗi khi đi tiêu và có thể nhiều hơn nếu bạn thấy vẫn còn khát.

Tiêu chảy là một bệnh thông thường đối với khách du lịch. Bệnh thường lành tính và tự khỏi, nhưng tình trạng mất nước có thể sẽ phức tạp và nghiêm trọng, gây nguy hiểm hơn là bản thân bệnh. Tự phòng bệnh, ngăn chặn ngay triệu chứng bệnh khi nó mới xuất hiện là điều mà bạn hoàn toàn có thể thực hiện để có một chuyến du lịch vui vẻ.

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn có thể mắc bệnh tiêu chảy khi đang đi du lịch:

- Giảm sức đề kháng vì mệt mỏi

- Thay đổi thói quen ăn uống đột ngột

- Nhiễm khuẩn từ thức ăn và nước uống (E.coli, Shigella, Rotavirus, Adenovirus...)

- du lịch ở vùng địa lý có nguy cơ tiêu chảy cao: khí hậu nóng ẩm và mức độ kiểm soát an toàn thực phẩm kém.


Triệu chứng

Triệu chứng khi mắc tiêu chảy thường là đi tiêu phân lỏng 3 hoặc nhiều lần một ngày, kéo dài khoảng 3-5 ngày.

Nếu nhẹ sẽ là có thêm triệu chứng đau bụng lâm râm, nhưng nếu bị nặng thì sẽ đau quặn bụng thành nhiều cơn liên tiếp, đồng thời liên tục muốn vào nhà vệ sinh. Ngoài ra tiêu chảy còn có các triệu chứng đi kèm như buồn nôn và nôn đau đầu mất cảm giác ngon miệng.

Khi nhiễm khuẩn nặng, người bệnh còn có biểu hiện sốt cao hơn 38 độ C, đi ngoài ra máu, hoặc toàn nước, nôn liên tục. Và dù đã uống kháng sinh nhưng vẫn có tiếp tục bị tiêu chảy trong nhiều ngày sau đó. Nguy hiểm hơn nữa là bệnh nhân có thể bị mất nước Nếu có dấu hiệu khó chịu, bồn chồn, mắt trũng da khô khát nước chứng tỏ người bệnh đã bị mất nước nghiêm trọng.

Phòng ngừa

Rửa tay. Điều quan trọng nhất và dễ dàng nhất để ngăn ngừa bệnh tiêu chảy là thường xuyên rửa tay. Bạn nên rửa tay trước khi ăn nhưng nên rửa tay thường xuyên để phòng ngừa bệnh tiêu chảy

Thực phẩm: Cẩn thận với thức ăn để đề phòng bệnh tiêu chảy Những người có cơ địa hay tiêu chảy cần tránh thức ăn khó tiêu nhiều dầu mỡ sữa Những thức ăn có thể làm bạn bị tiêu chảy: thức ăn chưa chín, hải sản rau xà láchrau sống, các món salad.

Bạn không nên ăn các món gỏi, món tái. Thức ăn phải được nấu chín hoàn toàn và bạn nên ăn thức ăn nóng, tránh ăn thức ăn thừa hoặc thức ăn đã được để ở nhiệt độ phòng. Trái cây cần được rửa sạch và gọt vỏ trước khi ăn.

Nước uống: Dùng nước đã đun sôi hoặc nước đóng chai của các hãng sản xuất uy tín. Bạn nên uống từ trong chai với ống hút hơn là uống bằng ly. Bạn không nên dùng nước đá vì nước đá có thể không an toàn. Trà nóng và cà phê cũng là sự lựa chọn an toàn.

Men vi sinh: Trước và trong các chuyến đi, bạn nên sử dụng các loại men vi sinh (Lactomin plus, L-bio, Bacivit, Antibio…), 1 đến 2 gói mỗi ngày sau các bữa ăn. Men vi sinh sẽ là những ‘chàng hiệp sĩ’ bảo vệ đường ruột khỏi sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh.

Điều trị

Bù nước và chất điện giải: Khi bị tiêu chảy cơ thể bạn sẽ bị mất nước. Do đó, điều quan trọng nhất là phải bù nước. Bạn nên uống 2 ly nước mỗi khi đi tiêu và có thể nhiều hơn nếu bạn thấy vẫn còn khát. Tuy nhiên, hãy chia thành từng ngụm nhỏ và cố gắng tiếp tục uống ngay cả khi bạn đang nôn. Không uống rượu và thức uống chứa caffeine vì chúng sẽ làm cho bạn mất nước nhiều hơn. Ngoài nước lọc thì cần uống dung dịch bù nước như Oresol để đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng muối, đường và khoáng chất mà cơ thể bị mất khi tiêu chảy.

Thực phẩm: Bạn nên cố gắng ăn ngay khi có thể với những thực phẩm có nhiều chất carbohydrate như bánh mì mì, cơm hoặc khoai tây và tránh ăn các chất béo, nhiều gia vị. Các bữa ăn nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn nhẹ. Khi có cảm giác thèm ăn bạn có thể bắt đầu ăn các thực phẩm khác như súp hay các món mặn để bù muối. Tuy nhiên, cũng không nên ăn khi bạn còn quá mệt bởi như thế sẽ bắt hệ tiêu hóa phải làm việc quá sức khi đang bị tổn thương.

Thuốc điều trị: Đa số trường hợp tiêu chảy khi đi du lịch đều do thức ăn, do đó không nên uống ngay các thuốc cầm tiêu chảy mà nên để ruột tống khứ hết độc tố ra ngoài. Trong những trường hợp khẩn cấp hoặc cần cầm tiêu chảy để tiếp tục những cuộc hành trình thì bạn có thể sử dụng thuốc Loperamide (Imodium) hoặc bismuth subsalicylate (Pepto-Bismol).

Trẻ em dưới 12 tuổi hoặc khi người bệnh bị viêm ruột viêm loét đại tràng không nên sử dụng Loperamide. Loperamide cũng chống chỉ định khi bạn có dấu hiệu bị sốt hoặc đi ngoài ra máu trong phân thuốc Pepto-Bismol cũng được khuyến cáo không nên dùng với trẻ em dưới 16 tuổi hoặc dị ứng với thuốc aspirin hay đang dùng thuốc bệnh gút hoặc bệnh tiểu đường thuốc kháng đông máu.

Nếu tiêu chảy kéo dài và sốt, bạn cần đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế tại địa phương để được điều trị kịp thời.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật