Dấu hiệu bất thường trên móng tay và sự thiếu hụt chất dinh dưỡng ở trẻ

Nhiều cha mẹ băn khoăn liệu trẻ có những dấu hiệu bất thường trên móng tay có liên quan đến một sự thiếu hụt chất dinh dưỡng nào đó không

Khoa học về những dấu hiệu trên móng tay trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều cha mẹ lại lo lắng về các dấu hiệu bất thường trên móng tay trẻ. Chắc nhiều bạn đã từng nghe ai đó nói lên sự liên quan giữa thiếu hụt chất dinh dưỡng và các biểu hiện không khỏe mạnh của móng tay.



Thực sự, khoa học cũng dựa vào những dấu hiệu bất thường trên móng tay trẻ để đánh giá thiếu hụt chất dinh dưỡng và bệnh hệ thống (systemic disease). Tuy nhiên, đó là đánh giá kết hợp. Đánh giá kết hợp là đánh giá luôn cần thêm 1 yếu tố khác để đưa ra chẩn đoán. Những phương pháp nào xếp loại là đánh giá kết hợp thì không phải là kết luận liền ra bệnh lý.

Một chuyên gia dinh dưỡng Anh nói rằng: Con bạn có biểu hiện nhiều đường sọc dài, gồ ghề 1/3 ở móng tay giữa và áp út là liên quan đến thiếu kẽm và sắt trong chế độ ăn của bé. Nếu bạn hỏi thêm, ông ta sẽ giải thích thêm rằng: Tôi cần biết thêm về chế độ ăn của bé và kết quả xét nghiệm máu của bé.

Do đó, biểu hiện bất thường trên móng tay bé không hẳn là yếu tố chính để chẩn đoán điều gì, mà chỉ là 1 công cụ để chuyên gia hoặc cha mẹ chú ý hơn cho việc chăm sóc trẻ

Đừng chẩn đoán trẻ, tự kê thuốc cho trẻ.

Lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng Anh:

Cha mẹ nên xem các biểu hiện bất thường trên móng tay trẻ sau đây như 1 yếu tố lưu tâm. Sau đó, cha mẹ thay đổi chế độ ăn của bé là điều được khuyên. Thông thường sẽ cần 2-3 tháng thì móng tay bé mới ổn định trở lại.

Những dấu hiệu bất thường trên móng tay thông dụng liên quan đến thiếu hụt chất dinh dưỡng:

1. Nhiều đường kẻ sọc (Onychorrhexis): Bề mặt móng có 1 số đường kẻ sọc mảnh từ đáy móng đến đầu móng tay, có màu sáng nhẹ. Nếu thiếu hụt lâu dài, đường kẻ sọc có thể lần sâu hơn.

Nguy cơ: Chế độ ăn thiếu sắt và kẽm.

Lời khuyên: Nếu có biểu hiện này thực phẩm chứa 2 nguyên tố này nên được cho bé dùng cách bữa để tăng hấp thụ, tránh tương tác. Nguồn sắt là thịt bò heo gan trong khi đó nguồn kẽm là nấm các loại, tôm, mực. Dùng thực phẩm chứa sắt có thể kết hợp với trái cây giàu vitamin C như cam bưởi kiwi để tăng hấp thụ.

2. Vệt trắng trên móng (Baeu's line): Có 1 số vệt trắng trên móng, có thể hằn sâu vào móng nếu thiếu hụt lâu dài. Phần đáy móng có thể bị bong tróc 1 phần vẩy

Nguy cơ: Bé có thể bị thiếu hụt chất đạm hoặc nguyên tố kẽm vitamin B12, hoặc chất béo omega-3 DHA/EPA

Lời khuyên: Xem lại thành phần chất đạm của bữa ăn từ cá, thịt trứng Chất béo có thể bổ sung từ dầu ăn từ cá chiên, hạt ăn dặm Nếu thấy phần đáy của móng có bong tróc da thì nên chú ý bổ sung thêm 3 ngày/tuần là các loại cá giàu chất béo omega-3 DHA/EPA như cá hồi thu, lươn cá chép và nguồn thực phẩm giàu kẽm như nấm các loại, tôm, mực. Nguồn thực phẩm giàu vitamin B12 từ đậu đen đậu xanhrau cho lá xanh đậm, phiến lá dày và gân nhiều.

3. Biểu hiện Hapalonychia: Móng mềm, có thể uốn cong, dễ xé kéo ra thường ở phần đầu móng.

Nguy cơ: Chế độ ăn không đủ vitamin A vitamin B6 vitamin C và vitamin D

Lời khuyên: Cho trẻ ăn đa dạng các trái cây đa dạng màu. Nguồn vitamin B6 là trong rau có màu xanh đậm, lá mềm, ít gân. Cha mẹ được khuyên nấu canh, soup với tôm, thịt để gia tăng hấp thụ B6, hơn là xào với dầu. Trẻ dưới 3 tuổi có thể bổ sung vitamin D liều dự phòng 300IU/ngày nếu không có điều kiện sinh hoạt ngoài nắng vì vitamin D chủ yếu tổng hợp dưới da nhờ ánh nắng mặt trời

4. Móng tay màu sáng nhạt thâm đen Terry's nail: Có 1 phần sáng tối, phần đầu móng thường thâm đen, từ đáy móng đục đồng màu

Nguy cơ: Bé có nguy cơ suy dinh dưỡng chủ yếu là chất đa lượng như tinh bột chất đạm và chất béo.

Lời khuyên Xem lại thành phần đa lượng của bữa ăn đủ 3 chất trên. Chất béo có thể bổ sung từ dầu ăn, từ cá chiên, hạt ăn dặm. Nếu thấy phần đáy của vùng thâm đen đầu móng thẳng là dấu hiệu cần chú ý thêm 3 ngày/tuần là các loại cá giàu chất béo omega-3 DHA/EPA như cá hồi thu, lươn và cá chép.



5. Dấu hiệu Peeling Cuticles: Phần da xung quanh móng có phần tróc lở, có lúc xuất hiện ửng đỏ, xưng

Nguy cơ: Bé có nguy cơ thiếu hụt vitamin B3 hoặc tryptophan hoặc kẽm, hoặc cả ba.

Lời khuyên: Nguồn thực phẩm chứa Vitamin B3 (Niacin) là trái bơ gan heo cá hồi đậu hà lan Nguồn thực phẩm chứa Tryptophan là hạt hướng dương hạt bí đậu nành luộc phô mai thịt gà

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật