Muốn con thông minh, mẹ nhất định phải bổ sung dầu ăn cho bé

Mẹ nên bổ sung dầu ăn vào các món ăn của trẻ, vì lượng chất béo này rất có lợi cho trí não và tăng chỉ số thông minh của con.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Phan Bích Nga - Giám đốc Trung tâm Khám và Tư vấn dinh dưỡng trẻ em Viện dinh dưỡng Quốc gia, mẹ nên bổ sung các loại dầu ăn phù hợp trong khẩu phần hàng ngày của bé. Đây là nguồn chất béo dồi dào và lành mạnh, có nhiều tác dụng tích cực tới sức khỏe trẻ nhỏ.

Hỗ trợ phát triển tế bào não và hệ thần kinh

Trong 6 năm đầu đời, não bộ phát triển như vũ bão. Khi mới sinh, trọng lượng não chỉ bằng 25% so với khi trưởng thành với 100 tỷ tế bào thần kinh Nhưng sau 6 tháng, con số này lên đến 50%, 12 tháng là 75%, tròn 2 tuổi là 80% và hoàn thiện 100% khi lên 6 tuổi. Trong cơ thể, não là cơ quan sử dụng năng lượng nhiều nhất. Não bộ của trẻ nhỏ chiếm đến 74% chuyển hóa năng lượng cơ bản, trong khi não của người trưởng thành chỉ chiếm 23%. Vì vậy, nhu cầu các chất sinh năng lượng cho não, đặc biệt là chất béo phải cao hơn.

Không chỉ bổ sung năng lượng, các a-xít béo không no mạch dài DHA, ARA, EPA, Omega 3, 6, 9 còn hỗ trợ phát triển tế bào não và hệ thần kinh Trong bụng mẹ thai nhi cần bổ sung ít nhất 200mg DHA mỗi ngày từ mẹ. Đây là thành phần chính tạo nên não bộ người (chiếm 15 - 20% trọng lượng bộ não) và tham gia cấu tạo võng mạc mắt. Trẻ được cung cấp đầy đủ DHA sẽ hoàn thiện võng mạc sớm, phản ứng tốt với các kích thích bên ngoài, tăng chỉ số trí tuệ và trí thông minh.

Cung cấp năng lượng cho cơ thể

Tháp dinh dưỡng của Viện dinh dưỡng Quốc gia cho thấy, mỗi bữa ăn của trẻ cần đủ 4 nhóm chất gồm đường bột, đạm, béo vitamin và khoáng chất Chất béo gồm dầu thực vật và mỡ động vật, thuộc nhóm cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động và duy trì sự sống. Cứ một gam chất béo cung cấp cho cơ thể 9 kcal, gấp 2,5 lần so với tinh bột và đạm. Với 20g chất béo, người trưởng thành sẽ có đủ năng lượng tồn tại trong một ngày.

Chất béo là nguồn dự trữ năng lượng quan trọng, tham gia vào cấu trúc của mô và màng tế bào hình thành các mô mỡ có chức năng điều hòa thân nhiệt Vào mùa lạnh, chất béo giúp giữ ấm cơ thể và giảm nguy cơ cảm lạnh cho trẻ. Ngoài ra, chất béo còn tham gia vào nhiều phản ứng sinh hóa trong cơ thể, tạo ra hoóc-môn giới tính testosterone estrogen và a-xít mật.

Trong khi người lớn cần 50 kcal cho mỗi kg trọng lượng cơ thể, thì trẻ em cần mức năng lượng cao gấp đôi (100 kcal/kg) mỗi ngày. Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến nghị, tỷ lệ chất béo nên chiếm 30 - 40% tổng năng lượng trong khẩu phần ăn hàng ngày. Trong khi đó, đạm chỉ chiếm 10 - 14% và bột đường vào khoảng 50 - 60%.

Hấp thu các vitamin A, D, E, K

Theo Viện Y tế Mỹ, có 13 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, phân chia trong các nhóm vitamin A, B, C, D, E và K vitamin A duy trì tình trạng bình thường của biểu mô tăng cường thị lực khả năng sinh sản giúp xương chắc khỏe và nâng cao hệ thống miễn dịch vitamin D làm tăng hấp thu canxi và phốt-pho ở ruột non chống còi xương và kích thích cơ thể tăng trưởng. Trong khi đó vitamin E là vi chất cần thiết cho hệ miễn dịch quá trình trao đổi chất và chống oxy hóa. Vai trò chính của vitamin K là hỗ trợ quá trình đông máu và chống đông, góp phần tạo ra protein cho các mô và xương.

Tiến sĩ Nga cho biết, điều đặc biệt là các vitamin A, D, E, K đều hòa tan trong dầu ăn. Chất béo đóng vai trò trung gian chuyên chở các phần tử dinh dưỡng, làm dung môi hòa tan các vitamin này để ruột dễ dàng hấp thu.

Chất béo đặc biệt cần thiết cho sự phát triển của trẻ từ giai đoạn bào thai, ăn dặm cho tới khi 8 tuổi. Tiến sĩ Nga tư vấn, khẩu phần ăn của bé cần có chất béo động vật (thịt, cá biển dầu cá hồi…) và thực vật (dầu gạo, ô-liu, hạt cải, mè…). Mẹ nên sử dụng các loại dầu ăn đặc chế cho trẻ nhỏ có bổ sung vitamin A, D, E, K, Omega 3, 6, 9, DHA, EPA… để cân đối hàm lượng dinh dưỡng.

Trẻ càng nhỏ thì nhu cầu chất béo càng cao. Thời kỳ ăn dặm sau 6 tháng, nhu cầu chất béo của bé tương đương 10ml dầu ăn đặc chế mỗi ngày. Giai đoạn 2 - 8 tuổi, trẻ mọc đủ răng và có thể tự nhai nguồn thức ăn sinh chất béo. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên bổ sung loại dầu phù hợp vào khẩu phần ăn của bé nhằm tránh tình trạng suy dinh dưỡng

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật