Thực đơn ăn dặm và cách tập cho bé ăn dặm đúng cách

Ở giai đoạn trẻ bước vào tháng thứ 6 cơ thể bé đã sẵn sàng cho việc đón nhận dinh dưỡng từ các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ để chuẩn bị cho giai đoạn phát triển tiếp theo với nhiều hoạt động và cần nhiều năng lượng hơn Do vậy việc tập cho bé ăn dặm với đa dạng các thực phẩm có vai trò vô cùng quan trọng để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất tốt cho cơ thể của trẻ nhỏ. 

Tập cho trẻ ăn dặm đúng cách và khoa học

Tập cho trẻ ăn dặm đúng cách và khoa học

Khi trẻ còn ở trong bụng mẹ, bé nhận được lượng sắt tự nhiên đủ cho sự phát triển của mình trong 6 tháng đầu tiên, nên tại thời điểm 6 tháng trở đi, lượng sắt đã cạn kiệt, bé cần được bổ sung chất sắt từ một chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý, đảm bảo đủ bốn nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho bé là : nhóm chất bột đường nhóm chất đạm nhóm rau củ và trái cây, nhóm chất béo.

Để chuẩn bị cho quá trình cho bé ăn dặm đúng cách, bạn cần phải có sự chuyển bị ngay từ cuối tháng thứ 4, bạn nên bắt đầu cho bé tập ăn “nhấm thử” những vị món này món kia ngoài sữa mẹ. Việc làm này có tác dụng kích thích vị giác của trẻ đồng thời qua đó để xác định được sở thích của trẻ với từng đồ ăn. Tuy nhiên bạn cũng lưu ý, chỉ “nhấm thử” chứ không “ăn”. Ví dụ như thỉnh thoảng, bạn có thể chấm một chút xíu nước súp trên đầu muỗng và chạm vào môi bé một cái. Những lần “nhấm thử” này ít đến nỗi sẽ không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến hệ tiêu hóa của trẻ. Nhưng cái được rất lớn là trẻ sẽ dần ý thức được rằng có những cái “gì đó” ngoài hương vị sữa mẹ bình thường, khi bước vào tháng thứ 5 thứ 6 bạn sẽ dễ dàng cho bé tập ăn hơn. Mẹ tập cho bé ăn dặm đúng cách theo những nguyên tắc sau đây để đảm bảo cho sức khỏe của trẻ nhé


1. Cho bé ăn dặm đúng cách


a. Cách tập cho bé ăn dặm từ thức ăn loãng đến đặc; từ vị ngọt tới vị mặn

Trước khi bước vào tháng thứ 6, nguồn thức ăn duy nhất của các bé hầu hết là sữa mẹ do vậy khi bước vào thời kỳ ăn dặm - bé tập ăn làm quen với một môi trường thức ăn mới. Trước hết, các mẹ phải cho bé làm quen bắt đầu bằng thức ăn loãng để trẻ dễ ăn. 

Tập cho bé ăn làm quen với thức ăn loãng

Cách tập cho bé ăn dặm bắt đầu với thức ăn loãng


Ở bước phát triển mới này, bé cần được làm quen với nguồn dinh dưỡng mới từ nhiều loại thực phẩm khác nhau, mẹ nên dành thời gian cho bộ máy tiêu hóa của bé thích nghi dần, bằng cách tập cho bé ăn dặm bắt đầu từ dạng ngọt như bột sữa ăn dặm được pha từ loãng đến đặc. Các mẹ có thể nấu cháo loãng hoặc xay nhuyễn thức ăn bằng máy sinh tố  

b. Cho bé ăn dặm từ ít đến nhiều

Bữa ăn dặm đầu tiên chỉ có mục đích cho bé làm quen với nhiều loại thực phẩm chứ không phải là bữa ăn chính của trẻ. Do vậy, bạn không cần bắt bé phải ăn hết cả chén bột mà bé có thể chỉ nhâm nhi từng muỗng. Nếu bé thích và “đòi” ăn thêm thì bạn có thể cho bé ăn theo nhu cầu. Tuy nhiên, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính trong giai đoạn này và nếu bé ăn quá nhiều thì dạ dày của bé lại “không đủ chỗ chứa” cho lượng sữa mẹ bú thêm. Chính vì thế, bạn nên cân đối chế độ dinh dưỡng hàng ngày, đảm bảo bé vẫn bú mẹ từ 3-4 cữ, hấp thu ít nhất 600-800ml sữa một ngày

Bé ăn dặm đúng cách đủ lượng

Bé ăn dặm đúng cách đủ lượng thức ăn


Bé cần được tập ăn một cách khoa học, hợp lý, ăn từ ít đến nhiều để giúp cho bộ máy tiêu hóa còn non nớt của mình cũng như khả năng hấp thu chất dinh dưỡng được tốt hơn. Các mẹ hãy chú ý mà đừng quá lo lắng khi trẻ ăn dặm không được nhiều nhé.

c. Cho trẻ tập ăn từ một nhóm thực phẩm đến nhiều nhóm thực phẩm

Sự đa dạng các thực phẩm ăn dặm của trẻ có vai trò quan trọng. Đây là bước đầu tiên để trẻ khám phá các mùi vị khác nhau để kích thích vị giác, và đồng thời tăng tính tò mò giúp trẻ thích ăn hơn. Thường thì bé cần khoảng 5-7 ngày để làm quen với một loại thực phẩm mới.

Thực đơn ăn dặm đúng cách cho trẻ

Thực đơn ăn dặm đúng cách với nhiều loại thực phẩm khác nhau

Sau khoảng thời gian này, mẹ có thể kết hợp với nhiều nhóm thực phẩm với nhau để cho trẻ ăn,cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể trẻ. Để thuận tiện hơn bạn có thể kê ra một thực đơn ăn dặm cho trẻ khoa học nhé. 

d. Cho bé ăn dặm vào lúc nào?

- Bữa ăn dặm tách ra riêng biệt so với cữ sữa của bé. Một phần là để cho bé nhận thức đc đó là ăn dặm, phần khác quan trọng hơn là để phòng ngừa khả năng rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra do quá trình kết hợp thực phẩm với sữa.
- Thời gian cho ăn khoa học nhất là 9 – 10h sáng, đây là thời điểm bé tỉnh táo và dễ dàng hợp tác. Tuy nhiên giờ ăn có thể thay đổi để phù hợp với lịch sinh hoạt của từng gia đình
- Hoặc bạn cũng có thể cho bé ăn gần hoặc trùng giờ với giờ ăn của cả nhà để bé có thể hưởng niềm vui ăn uống cùng mẹ và mọi người.
- Tránh cho bé ăn trong lúc ngái ngủ dễ khiến bé không thoải mái


2. Thực đơn chi tiết từng tuần để mẹ tập cho bé ăn dặm

Đây là thực đơn gợi ý mà 1 bà mẹ ở Nhật đã áp dụng cho bé trai của mình. Các mẹ có thể tham khảo để biết trình tự cho bé ăn như thế nào là đúng. 

(Đây chỉ là góp ý, các mẹ hoàn toàn có thể thay đổi các loại thực phẩm theo điều kiện và hoàn cảnh của gia đình chứ ko cần nhất nhất làm giống y như thế này) để quá trình bé ăn dặm có thể diễn ra một cách tốt nhất nhé!)

Thực đơn ăn dặm tuần 1

Ngày thứ 1: Cháo trắng (1 thìa)
Ngày thứ 2: Cháo trắng (1 thìa)
Ngày thứ 3: Cháo trắng (1 thìa)
Ngày thứ 4 :Cháo trắng (1 thìa)
Ngày thứ 5: Cháo trắng (2 thìa)
Ngày thứ 6 :Cháotrắng (2 thìa)
Ngày thứ 7: Cháo trắng (2 thìa)

Thực đơn ăn dặm tuần 2 :

Ngày thứ 8: Cháo trắng (3 thìa) kết hợp với bí đỏ nghiền (1/2 thìa)
Ngày thứ 9 :Cháo trắng (4 thìa) kết hợp với bí đỏ nghiền (1/2 thìa)
Ngày thứ 10:: Cháo trắng (4 thìa) kết hợp với cà rốt nghiền (1 thìa)
Ngày thứ 11: Cháo trắng (4 thìa) kết hợp với cà rốt nghiền(1 thìa)
Ngày thứ 12 :Cháo trắng (4 thìa) kết hợp với bí đỏ nghiền (1 thìa)
Ngày thứ 13: Cháo trắng (4 thìa) kết hợp với bí đỏ nghiền (½ thìa) và khoai tây nghiền(1 thìa)
Ngày thứ 14 :Cháo trắng (5 thìa) kết hợp với bí đỏ nghiền (2 thìa) và bắp cải nghiền(1 thìa)

Thực đơn ăn dặm tuần 3:
Ngày thứ 15 : Cháo trắng (5 thìa) kết hợp khoai tây nghiền (1 thìa) – cà chua nghiền (1 thìa)
Ngày 16 : Súp bí đỏ (8 thìa) kết hợp cà chua và nc táo(2 thìa)
Ngày 17 :Cháo trắng (6 thìa) kết hợp hỗn hợp khoai tây cùng với bắp cải nghiền(4 thìa)
Ngày 18 : Súp khoai tây (7 thìa) kết hợp với bí đỏ nghiền(3 thìa)
Ngày 19 : Súp cà rốt (thìa 7) kết hợp với khoai tây nghiền (3 thìa)
Ngày 20 : bí đỏ nghiền (8 thìa) và súp bắp cải (3 thìa)
Ngày 21: bông cải xanh(thìa 7) kết hợp khoai tây sốt cà chua (4 thìa)

Thực đơn ăn dặm tuần 4:
Ngày 22 :Cháo trắng (6 thìa) + cà rốt nghiền(2 thìa) + bông cải xanh nghiền(2 thìa)
Ngày 23 : Cháo trắng (6 thìa) + bí đỏ nghiền(4 thìa)
Ngày 24: Cháo trắng (6 thìa) + Hỗn hợp táo và khoai tây nghiền(3 thìa)
Ngày 25 : Cháo trắng (6 thìa) + bí đỏ nghiền(4 thìa) – Hôn hợp táo và khoai lang nghiền(2 thìa)
Ngày 26 :Cháo trắng (7 thìa) + khoai tây và bắp cải nghiền (4 thìa) – Cá bơn nghiền (1 thìa)
Ngày 27 :Bông cải xanh nghiền(8 thìa) + Cá bơn sốt cà chua (2 thìa)
Ngày 28 : Bắp cải nghiền (8 thìa) + bí đỏ nghiền(2 thìa) + Đậu phụ luộc(1 thìa)

Thực đơn ăn dặm tuần 5:
Ngày 29 : Dậu phụ nghiền (8 thìa) + khoai tâyvà cà rốt nghiền (3 thìa) + Nước đào (1 thìa)
Ngày 30 : bông cải xanh(8 thìa) + nghiền bí đỏ (2 thìa) + Đậu phụ luộc(1 thìa)
Ngày 31 : Cháo bánh mỳ (thìa 7) – Khoai tây sốt cà chua (4 thìa)
Ngày 32 : Cháo bánh mỳ 7) + cà rốt nghiền(2 thìa) + Cải ngọt nghiền (1 thìa)
Ngày 33 : Cháo cá bơn và cải ngọt (8 thìa) + bí đỏ nghiền(2 thìa)
Ngày 34 : cà rốt (8 thìa + khoai môn hành tây khoai tây, cá bơn, bông cải xanh(4 thìa)
Ngày 35 : Cháo bánh mỳ (8 thìa) + cà rốt nghiền (2 thìa) bông cải xanh nghiền(2 thìa)

Các mẹ cùng tham khảo những phương pháp trên đây để có cách tập cho bé ăn dặm đúng cách và hợp lý nhé. Chúc các bé mạnh khỏe ăn ngoan ngủ kỹ!

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật