Thực đơn ít chất béo giúp bé phòng bệnh bạn nhất định phải biết

Những bé lười vận động, thừa cân hay gia đình có người bị bệnh mỡ máu hoặc bệnh tim có nguy cơ cao mắc các bệnh này. Vì vậy, ba mẹ nên kiểm soát những bệnh trên cho bé trong độ tuổi từ 2 tới 10 bằng cách chuẩn bị cho bé thực đơn ít chất béo ngay từ bây giờ.

Tại Hoa Kỳ, theo nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh 17% bé trong độ tuổi từ 2 tới 19 mắc bệnh béo phì Lượng calo chính trong bữa ăn hàng ngày là một trong số nguyên nhân làm tỉ lệ này ngày càng gia tăng. Hạn chế thực phẩm chứa nhiều calo có thể sẽ mang lại những kết quả khả quan hơn cho bé.

Ngũ cốc

Ngũ cốc nguyên cám cung cấp cho cơ thể vitamin khoáng chất, và chất xơ tự nhiên ít chất béo. Khi chọn các loại ngũ cốc cho bé, mẹ nên tìm hiểu các thành phần trong đó. Những ngũ cốc ít béo bao gồm bánh bột mỳ, các loại bánh mỳ, gạo nâu, mỳ ống lúa mạch ngũ cốc nguyên hạt không có đường, bột yến mạch…

Trái cây

Các loại trái cây tươi, đông lạnh, trái cây khô, không đường, trái cây đóng hộp là sự lựa chọn ít chất béo cho bé. Trái cây có chứa vitamin C chất xơ và folic. Mẹ nên cho bé ăn chúng trong các bữa ăn nhẹ hay tráng miệng. Danh sách các loại trái cây tốt cho sức khỏe của bé gồm táo cam chuối, nho, dâu, dưa, đào, mận, lê… ; trái cây đóng hộp không đường, trái cây sấy khô không đường…

Ngoài việc cho bé ăn trái cây, mẹ có thể tự tay làm những món kem hoa quả thơm ngon như kem chua không béo, kem phô mai không béo với một ít quế. Xiên trái cây vào một thanh dài gồm nho đông lạnh, anh đào và chuối là một sự lựa chọn tuyệt vời. Bánh Pudding đông lạnh gồm các loại trái cây sữa chua ít béo và bánh Pudding hương vani cũng là những món ăn ngon và bổ cho bé.

Rau củ

Rau củ tươi rau củ đông lạnh hoặc đóng hộp không có nước sốt đi kèm là sự lựa chọn tuyệt vời cho bé bởi chúng là sản phẩm tự nhiên ít chất béo. Trong các bữa ăn, mẹ nên chuẩn bị món salad và thêm vào đó các thành phần khác như dầu vừng đậu, dầu trộn salad ít béo…

Thịt và đậu

Thịt sẽ cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu như sắt protein và kẽm cho cơ thể khỏe mạnh nếu được ăn ở mức độ vừa phải. Tuy nhiên, đây có thể cũng là nguồn chất béo lớn cho bé. Trong chế độ ăn uống hàng ngày, mẹ nên cho bé ăn các loại thịt nạc như thịt gia cầm bỏ da, cá, thịt lợn thăn thịt bò nạc… Nếu bé thích ăn xúc xích mẹ nên lựa chọn những sản phẩm có ít hơn 3 gram chất béo trong mỗi khẩu phần.

Đậu cũng cung cấp cho bé nguồn protein tự nhiên ít chất béo. Một tuần một lần, mẹ nên chuẩn bị những bữa ăn bổ dưỡng với nguyên liệu đậu thay cho thịt.

Các thực phẩm từ sữa

Thực phẩm từ sữa là nguồn cung cấp canxi dồi dào cho hệ xương bé phát triển tối ưu. Mẹ cần hạn chế chất béo trong chế độ ăn hàng ngày của bé bằng cách cho bé uống sữa chỉ chứa 1% chất béo hoặc sữa không kem; sữa chua ít béo; sữa chua không béo, phô mai…

Thực phẩm cần tránh

Hầu hết các loại bánh ngọt, bánh quy, bánh nướng và bánh quy giòn được làm từ dầu thực vật và được hydro hóa một phần – nguồn chính của axit béo chuyển hóa. Chất béo này cũng có trong các loại đồ ăn khác như bánh rán pizzakhoai tây chiên. Để tránh chất béo bão hòa mẹ nên hạn chế cho bé ăn những loại thịt nhiều mỡ thịt gà có da, kem, bơ, mỡ lợn, bánh nướng xốp đóng gói, dầu cọ hay nhân dừa…

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật