Kẽm - Vi chất giúp nâng cao tầm vóc và sức khỏe hiệu quả

Lượng kẽm hấp thu hàng ngày rất cần thiết để duy trì cơ thể khỏe mạnh. Kẽm làm tăng sinh sản phân chia tế bào, nhất là ở giai đoạn bào thai, tuổi học đường, khi trưởng thành. Kẽm tác động đến hấu hết các quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể.

Nguyên nhân cơ thể thiếu kẽm do chế độ ăn không cân đối, do quá trình chế biến làm mất kẽm, do bệnh lý đường ruột và đôi khi do dùng thuốc cản trở sự hấp thu kẽm.

Kẽm tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển thể chất

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Kẽm có vai trò điều hòa quá trình chuyển hóa acid nucleic, ảnh hưởng đến sinh trưởng của tế bào và hình thành sẹo; Điều tiết sự chuyển hóa các hormon như insulin gustin, chất phát triển thần kinh; Điều hòa các tế bào máu; Điều hòa hoạt động của tuyến tiền liệt nên khi thiếu kẽm trẻ em bị thiểu năng sinh dục, người lớn bị vô sinh Kẽm giúp cho mắt nhìn tinh hơn, nên khi thiếu kẽm, mắt nhìn kém đi.

Kẽm tác động đến thần kinh trung ương, người hôn mê thường bị thiếu kẽm. Kẽm có tác động quan trọng lên hormon tăng trưởng, hormon sinh dục… Trẻ em thiếu kẽm xương không phát triển, không cao bằng các bạn cùng trang lứa giới tính phát triển chậm, dễ bị gãy xương khi gặp chấn thương. Kẽm can thiệp lên sự tăng trưởng chiều cao của cơ thể. Kẽm có vai trò khôi phục và tăng cường chức năng tiêu hóa chức năng miễn dịch làm giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn… Kẽm trong cơ thể, huy động cơ chế bảo vệ cơ thể chống lại stress thích nghi với môi trường, hoàn cảnh.

Nhận biết cơ thể thiếu kẽm

Cơ thể thiếu kẽm có biểu hiện gia tăng tính tổn thương với nhiễm khuẩn hay bị các bệnh như viêm tai mũi họng rối loạn tiêu hóa bệnh ngoài da móng tay dễ gãy hoặc chậm mọc và có những vết trắng da khô Đại tiện táo kết. Trẻ em thiếu kẽm biếng ăn lùn, chậm dậy thì, chậm phát triển tâm thần vận động. Đàn ông thiếu kẽm giảm khả năng sinh sản Phụ nữ có thai thiếu kẽm chán ăn buồn nôn và nôn, mất ngủ; gia tăng biến chứng như giảm trọng lượng trẻ sơ sinh nguy cơ sinh non tăng gấp 3 lần, khả năng rối loạn về tâm thần kinh ở trẻ là rất cao. Người cao tuổi thiếu kẽm góp tăng khả năng loãng xương và teo cơ. Nhìn chung cơ thể thiếu kẽm là ăn không ngon miệng, giảm vị giác, tiêu hóa kém, rụng tóc, rối loạn thị giác viêm xương khớp hệ miễn dịch suy giảm...

Bổ sung kẽm theo tuổi và trạng thái sinh lý

Từ 1-9 tuổi cần 10mg/ngày; Từ 10-12 tuổi là 10-15mg/ ngày; Trẻ lớn và người trưởng thành là 15mg/ ngày; phụ nữ mang thai là 20mg/ ngày; Bà mẹ cho con bú là 25mg/ ngày.

Theo Viện dinh dưỡng Quốc gia: Nước ta có khoảng 30-40% trẻ em và phụ nữ trong tuổi sinh đẻ đều thiếu kẽm. Để khắc phục thiếu kẽm, cần bổ sung kẽm cho phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ biếng ăn chậm lớn. Những người bị rối loạn tiêu hóa mắc bệnh viêm ruột loét miệng viêm ruột kết, bệnh thận mạn tính hoặc hội chứng ruột ngắn sẽ có một khoảng thời gian khó khăn hơn để hấp thụ và giữ lại kẽm từ thực phẩm Người bị bệnh hồng huyết cầu hình lưỡi liềm có mức độ kẽm thấp hơn (đặc biệt với trẻ em) do cơ thể hấp thụ kẽm khó khăn hơn. Người nghiện rượu một nửa số người nghiện rượu có nồng độ kẽm thấp vì họ không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng do tổn thương đường ruột từ việc uống rượu quá nhiều hoặc vì kẽm bị tiết ra nhiều hơn qua nước tiểu Đàn ông ở tuổi trưởng thành cũng là đối tượng rất cần cung cấp kẽm, bởi lẽ kẽm rất quan trọng trong việc sản xuất tinh dịch. Tới 5mg kẽm bị mất đi trong quá trình xuất tinh. Thiếu hụt kẽm ở đàn ông có thể dẫn tới giảm lượng tinh trùng và tần xuất tình dục Sự xuất tinh thường xuyên có thể dẫn tới thiếu hụt kẽm. Mất đi một lượng nhỏ kẽm có thể làm đàn ông sụt cân, giảm khả năng tình dục và có thể mắc bệnh vô sinh

Kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm nguồn gốc động vật. Thực phẩm có nguồn gốc thực vật thường chứa ít kẽm và có giá trị sinh học thấp khó được hấp thu. Nguồn thức ăn nhiều kẽm là từ động vật như sò, hàu, thịt bò, gà và lợn nạc sữa trứng cá, tôm, cua, mầm lúa mì hạt bí ngô ca cao và socola các loại hạt (nhất là hạt điều), nấm, đậu hạnh nhân táo lá chè xanh… Có thể tăng cường kẽm bằng các loại thực phẩm bổ sung kẽm tiện dụng nhất là sữa. Ngoài ra, để tăng hấp thu kẽm hãy thường xuyên bổ sung vitamin C.

Kẽm là yếu tố rất cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên bổ sung kẽm cho cơ thể thừa kẽm cũng ảnh hưởng tới sức khỏe Sự thừa kẽm có thể thấy ở một số biểu hiện như: có vị đắng, vị kim loại trong miệng đau đầu buồn nôn và nôn rối loạn tiêu hóa đại tiện lỏng. Nồng độ kẽm cao trong cơ thể cũng có thể làm giảm hiệu quả của thuốc kháng sinh và các loại thuốc khác. Do vậy, không nên tự ý mua kẽm về điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nếu có những biểu hiện của sự thiếu kẽm, bạn nên đi khám dinh dưỡng để được tư vấn và điều trị thích hợp.

Viện dinh dưỡng Quốc gia đã xếp hàm lượng kẽm trong 100g thực phẩm được tính là: Sò: 13,40mg; Củ cải: 11,00mg; Cùi dừa già: 5mg; Đậu Hà Lan (hạt): 4mg; Đậu tương: 3,8mg; Lòng đỏ trứng gà: 3,7mg; Thịt cừu: 2,9mg; Bột mì: 2.5mg; Thịt lợn nạc: 2,5mg; Ổi: 2,4mg; Gạo nếp giã: 2,3mg; Thịt bò: 2,2mg; Khoai lang: 2mg; Gạo tẻ giã: 1,9mg; Lạc hạt: 1,9mg; Thịt gà ta: 1,5mg; Rau ngổ: 1,48mg.

Một số nguồn thực phẩm tối ưu bao gồm: Hàu sống 6 con to vừa = 76,7mg kẽm, cua bể nấu chín 84g = 6,5mg kẽm thịt bò thăn 112g = 6,33mg kẽm, tôm hấp/luộc 112g = 1,77mg kẽm.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật