Những quan niệm sai lầm về dinh dưỡng các bạn có biết không

Không phải như mọi người vẫn nghĩ, thực tế, cholesterol tìm thấy trong trứng rất ít so với lượng cholesterol trong cơ thể.

Các nhà nghiên cứu dinh dưỡng, đầu bếp, và các nhà khoa học thực phẩm hàng đầu đã nghiên cứu và thống kê những quan niệm sai lầm về dinh dưỡng mà chúng ta vẫn thường nghĩ là tốt. Vì vậy, bạn có thể yên tâm thưởng thức nhiều loại thực phẩm mà bạn từng nghĩ chúng có hại cho sức khỏe

1. Chế độ ăn có thêm đường luôn có hại 

Thực tế: calo trong đường không phải là calo rỗng, loại calo không chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu

Đường là gia vị cần thiết trong chế biến thực phẩm giúp cân bằng hương vị trong thực phẩm làm cho món ăn ngon hơn.

Các chất tạo ngọt khác như mật ong tự nhiên là đường tinh luyện và chúng chuyển hóa trong cơ thể theo cùng một cách, 1g tạo ra 4 calo. Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng, bổ sung đường không quá 10% tổng số calo, khoảng 200 trong một chế độ ăn 2.000 calo đảm bảo sức khỏe cho cơ thể.

2. Ăn trứng làm tăng cholesterol 

Thực tế: Cholesterol tìm thấy trong trứng rất ít so với lượng cholesterol trong cơ thể cholesterol các phân tử giống như chất béo có trong trứng không ảnh hưởng lớn đến lượng cholesterol trong máu. Lượng chất béo bão hòa có trong trứng tương đối ít. Một quả trứng lớn chứa khoảng 1,5g chất béo bão hòa. Ngoài ra, nó còn là nguồn cung cấp dồi dào 13 loại vitamin và khoáng chất.

3. Tất cả các chất béo bão hòa làm tăng cholesterol máu

Thực tế: Một nghiên cứu mới cho thấy, một số chất béo bão hòa không làm tăng cholesterol máu. Ngược lại, chúng có ích cho sức khỏe.

Axít stearic, một loại chất béo bão hòa trong ca cao các sản phẩm sữa thịt, gia cầm, dầu cọ và dừa, hoạt động tương tự như chất béo không bão hòa đơn và không làm tăng cholesterol LDL có hại mà lại giúp tăng nồng độ cholesterol HDL có lợi. 

4. Rượu bia luôn có hại cho tim mạch

Thực tế: bia rượu cũng có lợi cho sức khỏe.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng ethanol trong rượubia làm tăng nồng độ HDL (một loại cholesterol tốt), giúp bảo vệ cơ thể chống lại quá trình tích tụ mảng bám trong động mạch và làm giảm nguy cơ đông máu góp phần hạn chế các cơn đau timđột quỵ

5. Thêm muối vào nước luộc làm tăng lượng natri trong thực phẩm

Thực tế: Thêm muối vào nước luộc có thể giúp món rau luộc dinh dưỡng hơn.

Đối với những người huyết áp thấp natri là một vấn đề lo ngại đối với sức khỏe. Harold McGee, tác giả của On food & Cooking đã nói:

Muối trong nước dùng làm giảm thẩm thấu các chất dinh dưỡng từ rau vào trong nước. Điều đó có nghĩa là các loại rau luộc có khả năng giữ lại nhiều chất dinh dưỡng hơn khi có thêm muối. Muối cũng giúp thức ăn nhanh chín hơn, do đó món ăn của bạn sẽ không bị mất nhiều chất dinh dưỡng do thời gian nấu lâu hơn.

6. Thực phẩm chiên quá béo 

Thực tế: Việc ăn quá nhiều thực phẩm chiên khiến cơ thể bị dư thừa calo mới là thứ gây hại hoặc do chế biến không đúng cách, bản thân các món chiên nếu ăn đúng mức không gây hại như chúng ta vẫn nghĩ. 

Khi thực phẩm tiếp xúc với dầu nóng, nước bên trong thực phẩm sẽ sôi và và đẩy lên trên bề mặt và sau hòa vào dầu. Nước thoát ra ngoài, tạo ra một rào cản, giảm thiểu sự hấp thụ dầu khi chiên. Khi đó, rất ít dầu có thể thấm vào bề mặt thực phẩm tạo thành một lớp vỏ giòn, ngon.

Nên chọn loại dầu ăn lành mạnh, ít chất béo bão hòa, chẳng hạn như dầu đậu phộng đậu nành và các loại dầu hạt cải dầu oliu và chiên đúng cách để giữ lượng calo và chất béo càng thấp càng tốt. 

7. Ăn càng nhiều chất xơ càng tốt

Thực tế: Không phải chất xơ nào cũng tốt.

Sữa chua là một thực phẩm làm từ sữa và là một nguồn canxi tuyệt vời sữa chua tự nhiên không giàu chất xơ nhưng các quảng cáo thực phẩm không ngừng giới thiệu về những loại sữa chua giàu chất xơ, vậy chất xơ này từ đâu ra?

Các nhà sản xuất thực phẩm đã cho thêm chất xơ vào thực phẩm đóng gói. Nhưng có hai loại chất xơ: Hòa tan trong nước (loại tìm thấy trong yến mạch, trái cây, và các loại đậu) và không hòa tan (tìm thấy trong các loại ngũ cốc nguyên hạt các loại hạt và hạt giống).

Bạn cần biết rằng hai loại chất xơ này có chức năng khác nhau. Một số chuyên gia nghi ngờ rằng các loại thực phẩm được bổ sung chất xơ sẽ không mang nhiều lời ích như các loại thực phẩm giàu chất xơ tự nhiên như ngũ cốc nguyên hạt, rau, trái cây, và các loại đậu.

8. Ăn thịt gà bỏ da

Thực tế: Bạn có thể ăn da ức gà mà không sợ béo.

Một khẩu phần ăn với 45g thịt ức gà có xương có da chỉ chứa 2,5g chất béo bão hòa và nhiều hơn 50 calo hơn khẩu phần ăn tương tự với thịt gà không da.

Thịt ức gà rất nạc dù có da hay không. Hơn nữa, 55% chất béo trong da gà là chất béo đơn không bão hòa, tốt cho tim Amy Myrdal Miller, giám đốc chương trình cho dự án chiến lược Học viện Ẩm thực (Mỹ) nói.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật