Tránh những thực phẩm này cho người chuẩn bị làm phẫu thuật nhé

Khi phải làm phẫu thuật dù chỉ là tiểu phẫu thì cơ thể chúng ta cũng đều bị mất máu và mất đi năng lượng Vì thế chế độ ăn uống cho người phẫu thuật là vô cùng quan trọng. Cùng tìm hiểu xem người phẫu thuật không nên ăn gì nhé.

Người phẫu thuật nên ăn những thứ gì?

Trước khi mổ: cần duy trì tốt chất dinh dưỡng cho người bệnh đó là điều kiện tất yếu bảo đảm phẫu thuật thuận lợi và phục hồi sức khỏe nhanh sau khi mổ. Với người gầy nên ăn các thức ăn có nhiệt lượng cao, protein cao để tăng thể trọng, như thịt lợn nạc, thịt dê thịt bò trứng tôm hẹ, chế phẩm đậu…

Người phẫu thuật nên ăn thức ăn giàu protein

Người phẫu thuật nên ăn thức ăn giàu protein

Với người béo, nên ăn các chất ít mỡ, nhiệt lượng thấp để giảm thể trọng, mỡ cơ thể quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến liền vết thương, nên ăn nhiều rau chứa nhiều chất xơ thực vật uống nước vừa đủ. Ngoài ra cần phải kết hợp giữa bệnh tình với ăn uống hợp lý. Như người đái đường, cần hạn chế ăn uống, ổn định bệnh mới mổ.

Người phẫu thuật thể chất yếu, chức năng tiêu hóa kém phải tăng cường chất dinh dưỡng ăn các chất có nhiều vitamin phải ăn ít thành nhiều bữa. Người bị bệnh gan tụy mật nên ăn ít chất mỡ, ăn các chất nhiều protein như thịt gà nội tạng động vật. Nhịn ăn 12 giờ và không uống nước 4 giờ trước khi mổ. Trước khi mổ dạ dày 2-3 ngày không ăn cơm bình thường mà chuyển sang ăn loãng hoặc ăn nát để làm sạch cặn bã.

Sau khi mổ: nguyên tắc là ăn các thức ăn có nhiệt năng cao protein cao, giàu vitamin Đầu tiên là ăn loãng sau đó chuyển dần sang ăn đặc, ăn thức ăn mềm, nên ăn ít, thành nhiều bữa trong ngày.

Nên ăn thức ăn mềm

Nên ăn thức ăn mềm

Những tiểu phẫu thuật không gây phản ứng cho cơ thể, sau khi mổ có thể ăn uống ngay, khi cắt Amiđan sau mổ có thể ăn loãng, nguội, giảm thấm máu vết mổ. Có lợi cho liền vết mổ, ngày thứ hai ăn loãng, ngày thứ ba có thể ăn nát được. Mổ khoang miệng ăn các thức ăn nhỏ, mềm, nát, có nhiều dinh dưỡng

Đặc điểm của ăn loãng lạnh là nhiệt độ thấp, ít bị kích thích sữa lạnh, kem que, kem ốc ngó sen lạnh sữa đậu nành đậu phụ ăn loãng, dễ hấp thụ, không phải nhai: như sữa chua sữa bò sữa đậu nành tào phớ, ngó sen, trà hạnh nhân, cháo nhừ, mỳ nát, rau nhừ, thịt nhừ…

Sau khi phẫu thuật bụng, thường cấm ăn sau 24-48 tiếng. Đến ngày thứ 3-4 chức năng ruột phục hồi, đánh răng bình thường, có thể ăn ít đồ loãng, 5-6 ngày sau ăn được, 7-9 ngày sau có thể ăn cơm nhão, ăn bình thường.

Mổ đại tràng hoặc hậu môn, có thể ăn loãng, ăn đặc, ăn cơm nhão, có thể ăn một ít dầu thực vật để nhuận tràng thông tiện, giảm kích thích vết mổ. Mổ gan mật, tụy cũng ăn uống tương tự như mổ bụng nhưng cần phải hạn chế ăn chất dầu mỡ.

Tăng cường vitamin c bằng cách ăn hoa quả

Tăng cường vitamin c bằng cách ăn hoa quả

Nói chung sau khi mổ cần chú ý bổ sung năng lượng tăng dần các thức ăn chính như gạo, bột, các loại đậu và một lượng mỡ phù hợp nhằm bảo đảm cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Nên chọn các loại proteingiá trị dinh dưỡng cao như thịt trứng sữa và chế phẩm sữa, đậu.

Tăng lượng vitamin, ăn nhiều các loại rau quả tươi gan động vật, bởi vì vitamin C là chất có tác dụng làm liền vết mổ vitamin B là chất cần có trong quá trình trao đổi chất Ngoài ra nên dùng thường xuyên các thuốc kháng sinh hoặc Sunpha nhằm hạn chế sự phát triển của khuẩn đường ruột…

Người phẫu thuật không nên ăn những gì?

Người phẫu thuật khoang miệng, amiđan không nên ăn thức ăn kích thích chua, cay, cứng, nóng hoặc các thức ăn khó nhai, nhằm giảm kích thích vết mổ. Người mổ gan, mật, tụy không nên ăn các chất có mỡ như thịt mỡ lợn.

Bởi vì sự tiêu hóa, hấp thụ, chuyển hóa của mỡ có liên quan đến những nội tạng này, ăn quá nhiều mỡ sẽ tăng gánh nặng cho nội tạng, đặc biệt là mổ tuyến tụy nên ăn ít hoặc kiêng ăn thức ăn có nhiều mỡ.

Người béo bệnh, trước khi mổ không nên ăn thức ăn nhiều mỡ, nhiệt lượng cao, mỡ cơ thể nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc liền vết mổ.

Người phẫu thuật đại tràng và hậu môn, không nên ăn thức ăn xơ thô và nhiều chất bã như rau cần, quả đậu non, dứa, lạc, lương thực phụ, hạnh đào, đặc biệt không ăn sống nhằm giảm số lần và lượng đi ngoài, giảm kích thích đối với vết mổ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật