Những nguyên tắc cơ bản bạn cần phải nhớ khi bị cảm cúm

Cúm thường, cúm gia cầm, cúm lợn… vài năm trở lại đây cúm xuất hiện với nhiều gương mặt khác nhau. Vậy làm thế nào để vượt qua mùa cúm bình an và không bị sập bẫy chứng bệnh nham hiểm?

Hóa giải sốt

Sốt 39 độ C nguy hiểm, bởi nó làm suy nhược nhiều cơ quan, nhất là tim vì thế cần hóa giải. “Vũ khí” hiệu quả và an toàn là Paracetamol (Apap, Panadol, Codipar). Tuy nhiên nếu 3 giờ sau khi đã uống 1 – 2 viên chứa Paracetamol nhiệt độ không hạ hoặc bị sốt lại, cần bổ sung “vũ khí” với Ibuprofen (Nurofen, Ibuprom). Sau đó có thể uống hai loại luân phiên cứ 3 tiếng/lần (mỗi thứ không nhiều hơn 4 lần/ngày).

Bảo vệ họng

Cơ thể bị virus tấn công, nên sẽ bị khô – dễ bị nhiễm vi trùng. Hãy tìm mua thuốc (viên ngậm) – thậm chí nếu chỉ hơi đau họng

Chọn sản phẩm ngoài tác dụng chống khuẩn, còn phát huy tác dụng kích thích tiết nước miếng hoặc có lẫn vitamin C. Uống bổ sung vài lần mỗi ngày một thìa nhỏ dầu ô liu pha thêm vào giọt nước chanh – khi họng quá khô và khản tiếng Nó sẽ phát huy tác dụng như “mặt nạ” bảo vệ họng. Không nên quấn khăn kín cổ. Bởi sẽ làm tăng thân nhiệt trong khi đã bị sốt.

Giảm thiểu xổ mũi

Tình trạng nghẹt mũi gây khó thở dễ làm viêm xoang Vì thế cần nhanh chóng cắt cơn. Dù sử dụng thuốc dạng uống, xịt mũi hoặc nhỏ mũi – không nên duy trì lâu hơn từ 3 đến 5 ngày.

Trường hợp ngược lại bạn sẽ làm niêm mạc mũi quá khô, trở nên bất lực với kẻ thù mới và tình trạng xổ mũi sẽ tồi tệ hơn. Cần gõ cửa phòng khám trường hợp sau vài ngày nước mũi màu trắng chuyển sang màu xanh vàng, đặc quánh. Đó là dấu hiệu bị nhiễm khuẩn Cần sử dụng thuốc kháng sinh để tránh biến chứng (viêm xoang, viêm phế quản).

Uống thuốc ho (dạng nước, xi rô)

Khi họng bị khô và mệt mỏi hãy mua thuốc ho (dạng lỏng để uống – thí dụ có Dekstrometorfan hoặc Codeine). Đôi khi tình trạng ho khan có thể kéo dài hai tuần sau khi đã hết cúm. Hãy gõ cửa bác sĩ – trường hợp không thuyên giảm sau thời gian đó. Bởi viêm phế quản là biến chứng thường gặp sau cúm.

Hỗ trợ khả năng đề kháng của cơ thể

Cho đến khi chưa hết cúm, và cả trong thời gian một hoặc hai tuần sau khi khỏi ốm có thể uống các loại thuốc có nguồn gốc thảo dược để kích thích hệ miễn dịch của cơ thể. Có thể là thuốc bào chế từ cây lô hội tỏi hoặc dầu cá thông dụng.

Quan tâm đến thực đơn

Không phải vô tình, khi dân gian có thói quen cho người bị cảm lạnh và bị cúm ăn bát cháo hành tía tô hoặc canh gà nóng. Đó là bài thuốc hữu hiệu, hỗ trợ cơ thể chống viêm nhiễm. Vì thế chúng cần có trong thực đơn dành cho nạn nhân cúm. Cũng nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả giàu vitamin C (thí dụ ớt ngọt, chanh). Mỗi ngày ăn vài củ tỏi bởi tỏi củng cố khả năng đề kháng và phát huy tác dụng như thuốc kháng sinh tự nhiên

Cung cấp đủ nước

Phải uống tối thiểu 2 lít nước/ngày, bởi cơ thể rất dễ mất nước – khi bị sốt cao, xổ mũi và ho Nên uống nước đun sôi để nguội hoặc nước khoáng nước hoa quả, nước chanh. Không uống cà phê hoặc chè đen, bởi chúng có tác dụng lợi tiểu và dễ gây mất nước.

Cảnh giác cao độ

Thậm chí cả khi đã khỏi bệnh. Bởi không hiếm trường hợp cúm tái phát sau thời gian ngắn, hoặc để lại không ít biến chứng tai hại. “Kỷ vật” có thể là viêm xoang viêm tai giữa và viêm phế quản – có thể tự xoay xở bằng thuốc kháng sinh

Viêm cơ tim là biến chứng nguy hiểm hơn. Những tín hiệu đầu tiên thường xuất hiện trong thời gian đang ốm hoặc vài tuần sau đó. Nếu bắt đầu cảm thấy đau lồng ngực và tim loạn nhịp khó thở chóng mặt và lả người, lập tức tìm đến gặp bác sĩ – bạn sẽ được giới thiệu đến phòng khám bác sĩ chuyên khoa Tim - mạch, trường hợp nghi ngờ virus cúm đã tấn công tới tim của bạn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật