Chữa bệnh từ trong ra ngoài đơn giản, hiệu quả với bài thuốc dân gian từ bí đao

Theo Đông y, bí đao tính mát, không độc, vị ngọt, giàu dinh dưỡng, công năng thanh nhiệt giải độc, kiện kỳ, ích khí trừ phiền chỉ khát, lợi tiểu, tiêu thũng. Không chỉ phần thịt của quả bí đao có công dụng chữa bệnh mà ngay cả hạt, vỏ, hoa, lá đều có thể dùng làm thực phẩm và có tác dụng tốt cho sức khỏe.

Bí đao có thành phần chủ yếu là nước, nhiều chất xơ Cứ 100g bí đao thì có 0,4g protid 2,4g glucid 19mg canxi 12mg phốt pho, 0,3mg sắt và nhiều loại vitamin A, B1, B2, B3, B9, C, E... Với hàm lượng dinh dưỡng thấp nhưng lại giàu chất xơ và yếu tố vi lượng bí đao là một món ăn lý tưởng cho người đang muốn giảm cân

Bài thuốc chữa bệnh từ vỏ bí đao

Chữa ung nhọt: vỏ bí đao 20g, thược dược đỏ 12g hoa cúc vàng 15g mật ong một ít. Nấu thành nước uống thay trà mỗi ngày 1 lần, liên tục trong 7 ngày.

Thanh nhiệt giải độc: vỏ bí đao đậu đỏ đem sao sơ, đổ nước vào nấu uống thay trà.

Ho, phong nhiệt, táo nhiệt: vỏ bí đao 15g mật ong một ít, đem chưng nóng ăn 2 lần mỗi ngày.

Viêm tuyến tiền liệt: vỏ bí đao 50g, đậu tằm 60g, đun với 3 bát nước đến khi còn 1 bát. Bỏ bã chắt lấy nước uống. Người bị dị ứng đậu tằm không nên dùng bài thuốc này.

Phù khi có thai: bí đao cả vỏ, lượng tùy ý, cho muối vừa đủ, nấu nhừ để ăn. Bài thuốc có công dụng kiện tỳ, hành thủy, an thai.

Viêm phổi, áp-xe phổi: hạt bí đao ý dĩ sống bồ công anh kim ngân hoa diếp cá mỗi thứ 40g; rễ lau 20g; cát cánh, hạt đào cam thảo mỗi thứ 10g. Sắc lấy nước uống.

Tàn nhang: hạt bí đao 350g bạch chỉ 15g hạt sen 30g đem nghiền mịn. Chiêu bằng nước đun sôi để nguội, uống hàng ngày.

10 món canh thuốc từ bí đao

Bí đao nấu móng giò: giúp trị chứng huyết hư phong ngứa da khô nhăn, tàn nhang mụn nhọt lâu lành. Cách làm: bí đao, móng giò lợn, ngò, hành, gia vị vừa đủ, hầm ăn.

Bí đao nấu canh ngao: giúp trị tiểu tiện buốt gắt, đại tiện táo, miệng khô khát, da khô sần, ngứa.

Bí đao nấu sườn heo: bài thuốc tẩm bổ cho trẻ em, người lớn gầy gò, khó lên cân, người bị táo bón tiểu vàng buốt gắt. Cách làm: bí đao, sườn heo non, ngò, hành, gia vị vừa đủ, hầm ăn.

Canh bí đao chân gà: trị chứng phù chân nám mặt da khô sần, tê nhức mỏi chân tay. Cách làm: bí đao, chân gà rau ngò, hành, gia vị vừa đủ nấu canh ăn.

Bí đao nấu với tim heo: trị chứng mộng tinh ra mồ hôi trộm, âm hư, miệng lưỡi lở, hay quên. Cách làm: bí đao tim heo, rau ngò, hành, gia vị vừa đủ nấu canh ăn.

Bí đao nấu thịt vịt: trị đại tiểu tiện không thông, trị suy nhược di tinh mồ hôi trộm miệng khô, khát.
Canh bí đao cá thát lát: trị tức ngực ho đàm, ăn kém đau đầu chóng mặt đại tiện táo, tiểu tiện bí, người hư nhược. Cách làm: bí đao, cá thát lát tẩm gia bị băm nhỏ làm viên, ngò, hành, gia vị vừa đủ, nấu canh ăn.

Canh bí đao tôm tươi: giúp trị chứng mệt mỏi tỳ hư ăn kém thận yếu đau lưng tiểu bí, huyết hư, da khô nám.

Cách làm: bí đao, tôm tươi lột vỏ, ngò, hành, gia vị vừa đủ nấu canh ăn.

Bí đao nấu canh cua: giúp trị chứng nóng bứt rứt khó ngủ ho khan tức ngực, trị chứng tâm phế nhiệt, trẻ kém ăn chậm lớn, khó lên cân bí tiểu táo bón da khô sần ngứa. Cách làm: bí đao thái sợi, cua làm sạch giã lọc lấy nước, ngò, hành, gia vị vừa đủ nấu canh ăn.

Canh bí đao nấu móng giò: giúp trị chứng huyết hư phong ngứa, vết sẹo tàn nhang, da khô nhăn, mụn nhọt lâu lành.

Canh bí đao nấu con dông: giúp trị chứng ho suyễn trẻ em gầy còm thận yếu đau lưng, nhức xương khớp các chứng khí huyếtsinh lý yếu. Cách làm: bí đao, thịt con dông cát, ngò, hành, gia vị vừa đủ nấu canh ăn.

Lưu ý: Bí đao tính hơi hàn, không dùng cho những người tâm dương hư, khi gặp lạnh tâm hồi hộp không yên, chứng tì vị hư hàn, chứng phế hàn ho đàm nhiều đau bụng tiêu chảy nôn mửa chứng dương khí hư tay chân lạnh không nên dùng hoặc thêm gia vị cay ấm như gừng, hành, tiêu.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật