Sau sinh, khổ vì đau tỉ thứ, bà bầu chớ bỏ qua bài viết này
Bà bầu ăn ngô có tác dụng gì? Đừng bỏ qua những điều này khi ăn
Mang bầu uống nước thế nào để tốt cho con? Những điều mẹ bầu nhất định phải biết
Sau ca sinh nở các mẹ còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn đấy!
Sau hơn 9 tháng dài bầu bí, lần đầu được ôm thiên thần nhỏ trong vòng tay của mình, bạn nghĩ rằng mọi mệt nhọc, khó chịu khi mang thai đã chấm dứt. Từ giã bụng bầu quá khổ luôn làm bạn đau nhức, tạm biệt luôn những lo âu không dứt về sự phát triển của thai nhi khi giờ đây bạn đã đón bé đến bên cạnh mình, cũng không còn quá nóng bức, ra quá nhiều mồ hôi như thời mang bầu …
Nhưng khi đã ở vai trò mới, nhất là những ai lần đầu làm mẹ, sẽ vẫn còn phải đối diện với hàng loạt khó chịu, căng thẳng khác, mà đôi khi là những nỗi niềm khó tỏ cùng ai.
1. Đau hậu sản
Với những chị em sinh thường sẽ hay bị cắt tầng sinh môn Vết cắt đang lành gây đau ngứa, rát ở vùng âm đạo, đặc biệt là khi đi vệ sinh và dễ viêm nhiễm do nằm ở vị trí nước dễ bị đọng lại. Do đó, da có thể bị sưng lên, kết quả là các đường chỉ khâu càng xiết chặt hơn làm vùng da non xung quanh vết mổ đau nhức hơn. Mặc dù phần lớn các đường chỉ khâu tự hủy sẽ biến mất từ 5 – 6 ngày, và thời gian hồi phục cũng khá nhanh nhưng vẫn gây ra nhiều bất tiện cho bà mẹ trẻ, nhất là khi phải cho bé bú và vẫn chưa hồi phục được sức lực. Để giảm đau chị em có thể chườm nước đá tại khu vực này trong vài giờ đầu sau sinh, hoặc ngồi trên ghế êm. Nên giữ vệ sinh sạch sẽ, khô thoáng ở vùng kín để tránh viêm nhiễm. Nếu đau rát khi đi tiểu, chị em đừng ngại đứng hoặc dùng nước ấm dội vào khi tiểu để làm loãng axit trong nước tiểu sẽ bớt ngứa hơn.
Chăm sóc sau sinh và những điều cần biết
Ngày nay sinh mổ đã trở nên phổ biến hơn, với tỷ lệ chiếm 40 – 60% các ca sinh trong cả nước. Dù không phải trải qua quá trình đau đẻ dữ dội, nhưng sau đó, vết thương do phẫu thuật cũng sẽ hành hạ các bà mẹ. Nếu cảm thấy vết mổ quá đau ảnh hưởng đến sức khỏe chị em nên nói với bác sĩ để được dùng thuốc giảm đau an toàn cho con bú. Đồng thời, cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, với tư thế nằm nghiêng sang 1 bên. Khi đã đỡ đau, nên ngồi dậy và tập đi lại nhẹ nhàng giúp khí huyết lưu thông, tránh bị dính ruột viêm tắc tĩnh mạch Cũng nên lau người bằng nước ấm, hoặc tắm nhanh, tránh ngâm cơ thể trong bồn khiến vết mổ bị ướt. Sau khi tắm dùng bông sạch thấm khô vết mổ, để hở không cần băng kín và vệ sinh bằng dung dịch sát khuẩn theo chỉ định của bác sĩ để tránh nhiễm trùng, mau liền sẹo.
Ngoài các vết đau hậu sản chảy sản dịch sau sinh cũng gây nên tình trạng khó ở cho chị em, dù là sinh thường hay sinh mổ Đây là hỗn hợp máu và các mô còn sót lại của nhau thai Lúc đầu, sản dịch thường tiết nhiều, sau đó giảm dần và hết vào khoảng 2 – 6 tuần sau sinh. Để giữ vệ sinh tốt vùng kín và tránh tình trạng ẩm ướt dễ gây nhiễm trùng trong thời gian này, chị em nên dùng băng vệ sinh để thấm hút. Cho bé bú mẹ sẽ giúp rút ngắn thời gian chảy sản dịch, do chất oxytocin kích thích phản xạ ép sữa làm co thắt tử cung giúp tử cung trở lại kích thước bình thường và làm ngừng xuất huyết
2. Rắc rối với núi đôi
Với những chị em lần đầu cho bé bú sẽ gặp nhiều trở ngại do chưa có kinh nghiệm cho bú đúng cách, vì vậy cũng dễ gặp phải các vấn đề với núi đôi của mình.
- Ngực căng sữa. 2 – 4 ngày sau sinh, cơ thể bạn bắt đầu sản xuất sữa và có thể gây căng nhức ngực. Đôi lúc núm vú bị sưng gây đau rát do bạn chưa cho bé bú đúng phương pháp. Việc căng tức do sữa xuống nhiều có thể được giải quyết tạm thời bằng cách dùng máy hút sữa Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tình thế, vì nếu dùng thường xuyên, máy hút sữa chỉ làm cho bạn sản xuất sữa nhiều hơn, càng làm căng tức bầu ngực. Thay vào đó, hãy tắm vòi sen với nước ấm, chọn áo ngực nâng đỡ và thấm hút tốt, chườm đá … để giảm đau sưng.
- Nứt núm vú. Nứt núm vú xảy ra khi bé mút vú mẹ đến khô, hoặc bú không đúng cách, gây buốt cho mẹ, có thể làm tổn thương phần núm đến nỗi mẹ không thể cho bé bú vì quá đau rát. Để hạn chế tình trạng này, các mẹ nên dùng nước ấm lau núm vú, để khô vú ngoài không khí sau khi cho bé bú, cho bé bú đúng cách bằng việc đảm bảo miệng bé phải ngậm trọn phần bầu vú, thay đổi phần ngực cho bú. Nếu tình trạng nặng hơn có thể dùng kem xoa nhẹ vùng này theo chỉ định bác sĩ.
- Viêm vú. Là vấn đề rất thường gặp ở các mẹ mới cho con bú và phải được điều trị bằng kháng sinh Các triệu chứng thường gặp bao gồm vú bị đỏ, cứng, sưng và đau nhức, đôi khi kèm theo sốt, ớn lạnh. Khi bị viêm vú vẫn có thể cho bé bú bình thường, vì nó chỉ ảnh hưởng đến tế bào vú của bạn chứ không ảnh hưởng gì đến nguồn sữa.
- Nhiễm nấm. Đây là tình trạng nhiễm trùng nấm men truyền từ bé sang mẹ, khi bé có những đốm trắng trên lưỡi, làm cho núm vú mẹ bị khô, nứt và đau đớn. Khi gặp vấn đề này, cả mẹ và bé phải được điều trị song song theo chỉ định của bác sĩ với các loại kem chống nấm để thoa phần vú bị nhiễm khuẩn và thuốc uống cho bé. Việc điều trị có thể kéo dài vài tuần.
- Nghẽn tuyến dẫn sữa. Thỉnh thoảng những cục u nhỏ, cứng sẽ xuất hiện trong ngực bạn khi cho bé bú. Trong nhiều trường hợp, đây là một ống dẫn sữa đã bị nghẽn. Xoa bóp nhẹ nhàng vùng bị tắt nghẽn kết hợp với tắm hoặc chườm nước nóng có thể giúp các khối u biến mất. Nếu sau vài ngày tình hình vẫn không thuyên giảm thì có thể bạn đã bị áp – xe vú. Áp – xe làm cho vú chứa nhiều mủ, do vi khuẩn xâm nhập vào vú qua núm vú, lây nhiễm các ống dẫn sữa và tuyến vú, gây đau nhức dữ dội ở khu vực này. Thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định điều trị trong trường hợp này và bạn được phép tiếp tục cho bé bú trong suốt quá trình điều trị.
3. Chưa thể “tạm biệt” đau lưn
Đừng nghĩ rằng sau khi sinh sẽ “giã biệt” ngay với chứng đau lưng vốn đã hành hạ bạn trong suốt thai kỳ vừa qua. Thực tế, có đến khoảng 50% chị em sản phụ gặp phải vấn đề này, đặc biệt là với những mẹ sinh mổ. Nguyên nhân của chứng đau lưng sau sinh được cho là do trong thời gian bầu bí tử cung bị mở rộng, gây suy yếu cơ bụng và thay đổi tư thế cơ thể, làm cột sống bị kéo về phía trước khiến lưng bị cong và căng hơn. Bên cạnh đó tăng cân quá nhiều khi mang thai cũng khiến cơ bắp, các khớp căng thẳng chịu nhiều áp lực. Sự thay đổi nội tiết tố khi bầu bí, hoặc cho con bú sai tư thế cũng làm cho tình hình đau lưng thêm trầm trọng.
Do đó, để hạn chế tình trạng đau lưng bạn nên chọn tư thế đúng khi cho bé bú. Thay vì phải gập người, gồng mình hết cỡ làm căng cơ cổ và lưng, các mẹ nên để bé nằm sát người tránh áp lực cho lưng phải cúi xuống, không xoay vặn cơ thể, nên ngồi thẳng lưng và linh hoạt cho bé bú ở nhiều tư thế khác nhau. Tập các động tác thể dục nhẹ nhàng cũng giúp bạn hạn chế tình trạng này. Đồng thời lưu ý không nâng vật nặng trong 8 tuần đầu sau sinh, dùng khăn ấm hoặc nước nóng chườm nhẹ vùng lưng bị đau khoảng 20 – 30 phút mỗi ngày …
4. Stress và trầm cảm sau sinh
Có đến 80% sản phụ gặp phải tình trạng stress (buồn chán) sau sinh, xảy ra khoảng từ 3 – 5 ngày sau khi vượt cạn và kéo dài từ 7 – 10 ngày. Triệu chứng thường gặp là mẹ có thể sẽ nhận ra rằng niềm hân hoan đón con chào đời đã tan biến vì áp lực và những thách thức về trách nhiệm làm cha mẹ. Bạn cũng có thể bối rối, lo âu về khả năng săn sóc bé và thất vọng vì phải mất thời gian dài mới biết cách làm mẹ đúng nghĩa. Nếu gặp phải trường hợp này, hãy tự dễ dãi với chính mình, vì không người phụ nữ nào có khả năng nuôi con ngay lập tức mà cần thời gian luyện tập mới có thể đạt được. Thay vào đó, nên nuông chìu bản thân nhiều hơn bằng việc tránh ôm đồm công việc, tranh thủ nghỉ ngơi, nhờ sự giúp đỡ thêm của chồng và người thân, chia sẻ lo âu với gia đình v.v… sẽ giúp bạn nhanh chóng vượt qua những cảm xúc không mấy dễ chịu này
Ngược lại với stress trầm cảm sau sinh lại là một triệu chứng nguy hiểm cần được can thiệp và điều trị sớm vì có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Đây thường là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố như thiếu ngủ kinh niên, thay đổi mức hormone đột ngột trong cơ thể và tính nhạy cảm di truyền. Khoảng 10% phụ nữ mới làm mẹ sẽ gặp phải triệu chứng khá nghiêm trọng này, gồm các biểu hiện như không thể ngủ ngay cả khi quá mệt mỏi; ngủ quá nhiều dù bé đã thức giấc; lo lắng, thất vọng kéo dài hơn 2 tuần; ít quan tâm đến bé và các thành viên khác trong gia đình; hay có suy nghĩ làm hại bản thân hoặc con mình…, đồng thời luôn trong tình trạng lừ đừ căng thẳng không quan tâm đến quan hệ vợ chồng, mặc cảm tội lỗi, thiếu tự trọng… Điều trị sớm trầm cảm sau sinh là rất cần thiết, và bạn nên đến ngay bác sĩ tâm lý nếu có những biểu hiện trên. Nên nhớ là chứng rối loạn về mặt tâm lý này có thể không chữa được nếu can thiệp quá trễ.
- Đạp xe nhiều có ảnh hưởng đến “con giống” của quý ông? (Thứ sáu, 21:30:08 09/04/2021)
- "Đối tác" bỗng chán "chuyện ấy", coi chừng do... (Chủ nhật, 16:29:09 04/04/2021)
- Một tháng có kinh nguyệt 3 lần, cô gái choáng váng khi được... (Thứ sáu, 20:24:07 26/03/2021)
- Cô gái 26 tuổi chưa chồng bị ung thư cổ tử cung vì hệ lụy... (Chủ nhật, 21:25:00 21/03/2021)
- 4 thói quen xấu khi mặc đồ lót của chị em phụ nữ sinh ra... (Thứ bảy, 20:51:00 20/02/2021)
- Tại sao "quý ông" không nên ăn tỏi sống? Những đối... (Thứ sáu, 21:35:07 19/02/2021)
- 4 việc mà nữ giới cần làm ngay khi còn trẻ nếu không muốn ung... (Thứ sáu, 13:22:06 22/01/2021)
- 5 dấu hiệu cho thấy “cậu nhỏ” của bạn đang nguy kịch,... (Thứ năm, 17:05:03 07/01/2021)
- 4 thói quen xấu đang từng bước làm phái nữ tiến gần hơn tới... (Thứ tư, 13:12:02 30/12/2020)
- Phụ nữ có 3 đặc điểm này là người có khả năng sinh sản... (Thứ Hai, 20:48:02 30/11/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:00 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:07 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:04 12/02/2023