Thai nhi 26 tuần tuổi và những ngạc nhiên lớn dành cho mẹ

Đã đến những tuần cuối cùng của giai đoạn giữa thai kỳ và mẹ sẽ cảm thấy rất hồi hộp với những gì đang chờ mình phía trước. Tuy nhiên, trước hết hãy cùng xem thai nhi 26 tuần đã bằng chừng nào và phát triển ra sao mẹ nhé!

Thai nhi 26 tuần tuổi đã có cân nặng khoảng 760g và dài khoảng 35,6 cm tính, Ở tuần 26 của thai nhi thiên thân của bạn có thể nghe bạn nói chuyện.

Khi bước vào tuần thai 26 thiên thần nhỏ của bạn đang từng bước hoàn thiện dần. Đặc biệt là phần xúc giác và thị giác  Ở tuần thai thứ 26 này cơ thể bé đang dần phát triển và đi theo với đó cơ thể mẹ cũng không ngừng lớn lên để bao bọc thai nhi Ngoài ra mẹ có thể gặp phải một số vấn đề trong tuần này như giãn tĩnh mạch ợ nóng

Thai nhi 26 tuần tuổi

Thai nhi 26 tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi tuần 26

Ở tuần thai thứ 26, lúc này em bé của bạn có cân nặng khoảng 760g và dài khoảng 35,6 cm tính từ đỉnh đầu đến chân hệ thần kinh trong tai của bé phát triển tốt và nhạy cảm hơn so với các tuần trước đây. Bé yêu của bạn đã có thể nghe được giọng nói của mẹ và những người khác khi mọi người trò chuyện với nhau.

Trong giai đoạn này bé hít vào và thở ra một lượng nhỏ nước ối Đây là điều cần thiết cho sự hoạt động của phổi sau này. Đó cũng như là một bài tập hữu ích cho việc hít thở sau này khi bé được sinh ra.

Phần tử cung bên trong cơ thể mẹ phát triển, Giai đoạn này da của bé chuyển màu đỏ và được bao bọc bởi một chất nhờn, lớp nhờn này không thấm nước. Ngoài ra phần tóc của bé cũng bắt đầu mọc lên đều đặn.

Ỏ tuần thai thứ 6 này các giác quan khác của bé cũng đang phát triển và hoàn thiện rất nhanh. Ngoài ra cơ quan xúc giác của bé phát triển mạnh mẽ với sự xuất hiện của nhiều mô não bộ não của bé cũng đang hoạt động rất tích cực.

Nếu bạn chiếu luồng sáng vào bụng bạn có thể nhận thấy bé quay đầu vào trong. Điều này đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của thị giác Mặc dù đôi Mắt của bé vẫn chủ yếu là khép kín, có đôi lúc hé mở nhưng nó vẫn đang hoàn thiện dần chức năng của mình.

Sự phát triển của thai nhi tuần 26

Sự phát triển của thai nhi tuần 26

Những thay đổi trong cơ thể mẹ ở tuần thai 26

Thai nhi 26 tuần tuổi phần tử cung của mẹ ngày càng lớn lên không ngừng. Chính điều này gây ra áp lực lên các tĩnh mạch từ chân lên tim cũng như lên các dây thần kinh từ thân đến chân của mẹ và dẫn tới các triệu chứng đau lưng, hoặc thỉnh thoảng sẽ bị chuột rút ở bắp chân.

Trong quá trình mang thai mẹ sẽ dễ cáu và hay càu nhàu, rên rỉ khi thức dậy. Một số bà bầu lúc này cảm thấy khó ngủ ngủ không ngon giấc do gặp những giấc mơ gây hoảng sợ. Điều này rất bình thường bởi vì khi ngủ, nỗi lo âu về thai sản làm mẹ bị thức giấc. Bạn có thể nằm nghiêng để thấy dễ chịu hơn.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu tuần thai 26

Các mẹ nên ăn thật nhiều Hãy ăn thật nhiều rau quả chứa vitamin C, đồng thời thường xuyên xoa bóp co duỗi chân sẽ giúp giảm thiểu triệu chứng chuột rút Bổ sung thêm các loại thực phẩm có chứa chất sắt như thịt bò gan các loại thực phẩm có màu đỏ tươi. Hoặc nếu như cơ thể không hấp thu đủ lượng sắt cần thiết, bạn có thể tham khảo lời khuyên của bác sĩ để sử dụng thêm viên sắt.

Bạn nên ăn thêm sữa chua hoặc uống nhiều nước để cảm giác khó chịu bởi chứng ợ nóngtáo bón sẽ quay trở lại trong tuần này.

Một số bệnh thai sản thường gặp phải ở tuần thai 26

Mẹ lại thấy xuất hiện nhiều gân màu đỏ dưới chân, mặt, cổ, tay…Triệu chứng này không có tính di truyền, nguyên nhân là do lượng máu trong cơ thể mẹ tăng lên, các mao mạch, tĩnh mạch lưu thông không kịp khiến nó bị vỡ ra. Đây là hiện tượng của chứng giãn tĩnh mạch. Bạn nên tránh ngồi nhiều một chỗ, nên đứng lên đi lại hoặc xoa bóp massage đầu gối hay các cơ bắp để tránh tình trạng này.

Chứng ợ nóng và táo bón vẫn xuất hiện khiến mẹ thấy thật khó chịu, mẹ cần ăn những thức ăn thanh đạm, tránh ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, phô mai…

Bố mẹ nên làm gì cho thai nhi 26 tuần tuổi

Luôn cố gắng duy trì chế độ ăn lành mạnh tránh các bữa ăn không cung cấp đủ chất dinh dưỡng bởi vì trong tuần này thai nhi vẫn cần rất nhiều dưỡng chất, cũng như cơ thể mẹ cần nhiều chất dinh dưỡng để có thể nuôi bé khỏe mạnh trong ba tháng còn lại và sau khi bé chào đời.

Hãy đến thăm khám bác sĩ nếu như bạn nghi ngờ bất cứ các biểu hiện nào khác lạ trên cơ thể. Đặc biệt chú ý tới các vết bầm trên da mẹ bầu hoặc các triệu chứng co bóp tử cung để tránh tình trạng nghẽn tĩnh mạch hoặc nguy cơ sinh non

Thời gian này, bạn nên tham gia vào các lớp học tiền sản để chuẩn bị tốt nhất cho giai đoạn sinh con sắp tới. Nên rủ chồng bạn đi cùng để anh ấy hiểu hơn về quá trình mang thai của vợ, về cách chăm sóc con cái, gặp gỡ các ông chồng khác để chia sẻ về quá trình vợ mang thai

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật