Dấu hiệu giúp nhận biết bệnh đột quỵ, bệnh tim nên biết

Ngủ trên 12 tiếng liên tục

Ngủ lên tục quá 12 tiếng nếu không có chuông báo thức không phải dấu hiệu của việc thiếu ngủ hay mệt mỏi Thời gian ngủ dài này có thể là dấu hiệu báo động cơ thể bạn đang bị nhiễm trùng hoặc có vấn đề ở tuyến giáp

Suy giáp là chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ trên 60 tuổi và nó thường bị xem nhẹ, coi như hệ quả của quá trình lão hóa Tuy nhiên, nếu bạn gặp tình trạng này kèm theo các dấu hiệu như mệt mỏi tăng cân tóc rụng, vận động chậm chạp... thì hãy kiểm tra sức khỏe của mình. Đặc biệt, rất nhiều người trẻ cũng đối mặt với căn bệnh này, bắt đầu từ việc ngủ những giấc ngủ dài trên 10 tiếng.

Nếu bạn luôn có thói quen ngủ trên 12 tiếng, có thể tuyến giáp của bạn đang gặp vấn đề.

Bệnh suy giáp nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ dẫn đến các rối loạn về chuyển hóa các bệnh tim mạch nội tiết tâm thần. Hậu quả của các rối loạn này là làm suy giảm sức khỏe suy giảm chất lượng cuộc sống Bệnh nhân cần phải điều trị hormone thay thế suốt đời.

Cần đề phòng ngăn ngừa bệnh đột quỵ

Cần đề phòng ngăn ngừa bệnh đột quỵ

Thức dậy vào một giờ nhất định

Cơ thể tự động dậy vào một giờ nhất định trong buổi sáng cho dù buổi tối bạn đi ngủ sớm hay muộn. Nghe thì có vẻ tốt, nhưng thói quen này có thể là biểu hiện của việc rối loạn sinh học. Việc này không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi do thiếu ngủ, mà còn ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan tiêu hóa thần kinh.

Theo Prevention, bổ sung melatonin và hạn chế ánh sáng nhân tạo bằng cách tắt đèn, để phòng tối khi đi ngủ để đưa cơ thể về đúng nhịp sinh học giúp cải thiện giấc ngủ chất lượng hơn.

Thức dậy mệt mỏi mỗi sáng

Nếu luôn cảm thấy mệt mỏi mỗi sáng thức dậy có nghĩa là sức khỏe của bạn đang có vấn đề nghiêm trọng. Căn bệnh trầm cảm hoặc hiện tượng ngưng thở trong khi ngủ là hai nguyên nhân chính gây ra vấn đề này.

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là rối loạn đặc trưng bởi sự ngừng thở từng lúc về đêm, có thể dẫn tới thiếu oxy máu và liên quan đến ngủ ngày quá nhiều. Đây là tình trạng nội khoa thường gặp song không được nhận biết nên không được chẩn đoán ở nhiều bệnh nhân người lớn.

Ngưng thở khi ngủ gây giảm oxy máu và tăng khí CO2 ở máu. Tình trạng này sẽ hoạt hóa thần kinh giao cảm gây co mạch, tăng nhịp tim dẫn đến tăng huyết áp suy tim sung huyết, loạn nhịp tim bệnh tim thiếu máu cục bộ và bệnh lý mạch máu não. 

Ngoài trầm cảm cũng là một lý do dẫn đến mệt mỏi liên tục khi thức dậy. Trầm cảm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm trạng của bạn. Tốt nhất hãy nói chuyện với một nhà trị liệu để giúp bạn thoát khỏi tình trạng này.

Phải có tivi mới ngủ được

Khó ngủ, không thể ngủ nếu không có tivi là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang bị stress và rối loạn lo âu Phụ thuộc vào tivi tưởng rằng sẽ giúp bạn thư giãn trước khi ngủ nhưng thực sự nó làm tăng kích thích tố căng thẳng

Muốn loại bỏ thói quen xấu này, hãy dừng sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ, bao gồm cả điện thoại, máy tính... Ngủ trong phòng tối và thật yên tĩnh. bBn đầu bạn có thể khó ngủ sau vài ngày tình trạng sẽ được cải thiện. Bạn ngủ dễ hơn giấc ngủ sâu hơn, sáng dậy đỡ mệt mỏi đau đầu

Tỉnh giấc giữa đêm không thể ngủ lại

Bạn thường bị tỉnh giấc giữa đêm và khó ngủ lại. Có thể có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, trong đó có hội chứng chân không nghỉ

Hội chứng này là chân cảm thấy rất khó chịu trừ khi cử động chân. Khó chịu này thường xuất hiện trong thời gian ngắn sau khi đi ngủ, khiến bạn muốn ngồi dậy và đi vòng quanh, làm cho bạn dễ tỉnh dậy vào ban đêm. Rối loạn này có thể bắt đầu ở bất cứ lứa tuổi nào, bệnh xấu đi khi bạn về già. 

Trong nhiều trường hợp không biết được nguyên nhân của hội chứng chân không nghỉ. Các nhà nghiên cứu nghi ngờ bệnh do mất cân bằng chất dopamin của não. Chất này có trách nhiệm gửi thông điệp kiểm soát cử động cơ.

Thông thường bạn chỉ cần thư giãn và tránh vận động mạnh trước khi ngủ. Nên ngâm trong bồn tắm nước ấm và xoa bóp chân có thể làm giãn cơ, tránh dùng chất kích thích tập luyện yoga hoặc thiền cần ngủ trong không gian yên tĩnh và thoải mái, đi ngủ đúng giờ buổi tối, dậy đúng giờ buổi sáng, số giờ ngủ đủ để cảm thấy đã nghỉ ngơi tốt.

Cẩn thận nếu tình trạng này vẫn kéo dài dù đã tìm đủ cách khắc phục, vì nó có thể là dấu hiệu của bệnh tim thậm chí là một cơn đột quỵ Khi ấy bạn nên đến bác sĩ để khám bệnh.

Đạp chăn và lăn lộn

Tướng ngủ rất "hỗn" này thật ra là dấu hiệu cảnh báo bệnh cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức). Đây là tình trạng mà trong đó tuyến giáp tạo ra quá nhiều hormone thyroxine.

Cường giáp có thể làm tăng sự trao đổi chất của cơ thể, nhịp tim nhanh hoặc không đều, ra mồ hôicăng thẳng hoặc khó chịu, khiến cơ thể không kiểm soát được các cơ bắp. Cường giáp ảnh hưởng trầm trọng đến giấc ngủ, khiến bạn khó chịu, thường xuyên lăn lộn, đạp chăn, xoay người... khi ngủ.

Bạn cần thư giãn trước khi ngủ để điều tiết hoạt động của tuyến giáp tránh lao động nặng hoặc xem phim giải trí quá mức trước khi đi ngủ. Tâm trí ổn định về mặt cảm xúc sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn. Cần thiết, hãy gặp bác sĩ để kiểm tra và có phương hướng can thiệp tốt nhất.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật